Nếu dùng wifi hay mạng thậm chí đứng cạnh bất kì trạm thu phóng nào, người phụ nữ có cảm giác giống như bị kim đâm.
Hiện nay mạng, wifi, 4G đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Chúng ta sẽ cảm thấy tù túng và khó khăn nếu không có những phương tiện kết nối mạng.
Thế nhưng có một người phụ nữ lại nhạy cảm với sóng mạng đến nỗi phát bệnh!
Rosi và chiếc túi ngủ cách sóng bức xạ wifi.
Rosi Gladwell đến từ Totnes, Devon đã nói rằng bà rất nhạy cảm với Wifi và đã dành nhiều năm nay để bảo vệ sức khỏe của mình, bà cảm thấy lo lắng và sợ hãi khi thấy người ta giới thiệu công nghệ 5G.
Bà tin rằng bức xạ điện từ phát ra từ internet không dây là lý do khiến bà cảm thấy yếu đuối, khó thở và lúc nào cũng có cảm giác như bị kim đâm vào mặt.
Bà nói: "Tôi thực sự sợ hãi về tương lai. Các triệu chứng của tôi bao gồm cảm giác như có kim tiêm đâm vào mặt, yếu ớt và khó thở. Hiện tại, tôi đã cố gắng làm cho mình an toàn bằng cách sống trong một ngôi nhà ở vùng nông thôn, nơi không đo được tần số điện từ. Nhưng nếu họ phát triển 5G, tôi không biết tương lai sẽ đem lại điều gì. Đó là một vấn đề thực sự đáng sợ".
"Nếu tôi đi đến quán cafe, tôi sẽ ngồi bên ngoài và nếu chúng tôi ra ngoài ăn tối, tôi sẽ mang theo máy dò phóng xạ của mình. Tôi cũng sẽ tìm chỗ ngồi nào có ít bức xạ nhất ở trong phòng", Rosi nói thêm.
Vì điều đó, cô đã vung rất nhiều tiền vào các thiết bị với hy vọng chúng sẽ bảo vệ bà, trong đó có cả máy dò phóng xạ cầm tay trị giá 200 bảng Anh (gần 6 triệu đồng).
Cô không thể sử dụng wifi, mạng di động bởi cô cảm thấy rất không ổn.
Rosi cũng nói rằng bà chỉ có thể có một đêm ngon giấc nếu ngủ ở trong một chiếc túi ngủ trị giá 400 bảng Anh (khoảng 11,5 triệu) được dệt bằng bạc và đồng, nghiêm trọng hơn, bà Rosi còn bọc mình trong một tấm lưới bảo vệ.
Rosi bị nhạy cảm với trường điện từ khoảng 6 năm trước. Bà cảm thấy tốt hơn khi tắt wifi và điện thoại cố định không dây ở trong nhà.
Kể từ đó, bà dành phần lớn thời gian của mình với chồng trong nhà nghỉ Andalisia, Tây Ban Nha và dùng túi ngủ trong suốt chuyến đi phà kéo dài 30 giờ qua Địa Trung Hải.
Và Rosi quyết định rời khỏi thành phố: "Tôi không còn cách nào để có thể đi qua một thị trấn lớn nữa vì những tín hiệu đang ngày một mạnh hơn. Nếu tôi tiếp xúc quá lâu với bức xạ, tôi phải trở về nhà và trong hai ngày sau đó không xem TV hay tiếp xúc với mạng không dây".
Rachel Hinks (44 tuổi) đến từ Chichester, Anh suốt vài năm trở lại đây gần như đã sống cách biệt hoàn toàn với xã hội bởi căn bệnh kỳ lạ của mình: Dị ứng với sóng điện từ.
Rachel sống trong rừng vì sợ sóng wifi.
Rachel cho biết: "Khoảng thời gian trước đây, liên tục trong nhiều ngày tôi như muốn nổ tung vì căn bệnh này. Tôi đã phải ngủ trên xe, thậm chí còn đem lều vào dựng trong rừng chỉ vì không thể tiếp tục chịu đựng sự dày vò ấy được nữa".
Cách đây vài năm, cô bé Jenny Fry 15 tuổi đến từ Anh gặp phải vấn đề về bàng quang do tiếp xúc với sóng điện từ.
Bố mẹ của Jenny đã nhiều lần kiến nghị với nhà trường sắp xếp cho cô bé được học tập trong một phòng học hạn chế sóng điện từ nhưng lần nào cũng bị bác bỏ.
Cuối cùng, vào khoảng tháng 6 năm 2015, Jenny đã treo cổ tự tử ở một nơi gần nhà vì muốn vĩnh viễn chấm dứt sự tra tấn vô hình đầy khủng khiếp này.
Dị ứng sóng điện từ còn có tên khoa học là EHS. Nó cũng được coi là một vấn đề gây ra khá nhiều tranh cãi trong y học.
Các nhà khoa học cho biết 4% dân số thế giới đang bị nhạy cảm với EHS và đó là con số không chính xác. Rất nhiều người hiện nay đang cảm thấy không được khỏe, bị kiệt sức và căng thẳng, một trong số đó là do mức độ phóng xạ.