Cùng thời điểm nhà Hán tự lập ra các Hoàng đế của riêng họ, Triệu Vũ Vương (tức Triệu Đà, Nam Việt Vũ Vương, hay Nam Việt Vũ Đế), một cựu tướng lĩnh trong quân chế của Hoàng đế thứ nhất của nước Nam Việt, đã tự mình lập ra ra một nhà nước độc lập mang tên Nam Việt vào năm 204 trước Công Nguyên.
Nước Nam Việt lấy kinh đô là thành Phiên Ngung (ngày nay nằm trong lòng địa giới của tỉnh Quảng Châu), Phiên Ngung từng là một thương cảng sầm uất, và cũng có lẽ là chặng cuối phương Đông của con đường Tơ Lụa thời cổ đại lừng lẫy một thời.
Năm 196 trước Công Nguyên (TCN), Hán Cao Tổ -Lưu Bang, vị hoàng đế sáng lập nên nhà Hán, đã đặc phái một phái đoàn nhằm ủy lạo vua Nam Việt - Triệu Đà phải triều cống hàng năm cho thiên tử (nhà Hán). Triệu Đà tuân chỉ, và kể từ đó nước Nam Việt chính thức trở thành nước chư hầu của nhà Hán.
Tuy nhiên chỉ một năm sau đó, năm 197 TCN, sau khi khuất phục hai xứ láng giềng, Triệu Đà tuyên bố mình chính thức trở thành chân mệnh thiên tử, tức Triệu Vũ Đế. Sau 2 năm giao tranh với đại quốc Hán, một lần nữa, Triệu Đà vẫn phải chịu khuất phục trước nhà Hán, song mặc dù vậy cả Hán quốc và Nam Việt quốc đều tiếp tục tự phong họ là Hoàng đế, và truyền ngôi cho những người kế thừa sau đó. Nhưng thay vì xưng đế thì các vua Nam Việt tự xưng "Vương" trong các giao dịch, ngoại giao với nhà Hán phương Bắc.
Núi Tượng Cương (Quảng Châu) nơi tìm thấy tòa lăng mộ của Triệu Văn Vương - Triệu Mật.
Sự kiêu hùng của Triệu Đà còn được thể hiện rõ nét qua cuốn sách Truy nguồn sự bất tử trong đó so sánh lăng mộ của Triệu Văn Vương - Triệu Mật, tức người cháu trai của vua Triệu Vũ Đế, là người kế thừa ngai vàng của nước Nam Việt, các nhà khảo cổ đã sửng sốt khi tìm thấy những món châu báu, của nả, văn vật quý giá từ các lăng mộ của các vị vua nhà Chu (Bắc Hán) - một nhánh của Hoàng gia Hán được phong tiểu quốc bởi Thiên triều nhà Hán.
Đây là lần đầu tiên sự so sánh về sự huy hoàng và kho báu của 2 hình thức mộ táng Hán-Nam Việt được công khai ra công luận, từ đây làm lộ sáng bằng chứng chỉ ra cuộc đấu tranh giành quyền lực vẫn tiếp diễn ở Nam Việt. Hoàng đế của Nam Việt là Triệu Văn Vương - Triệu Mật vẫn tiếp tục xưng mình là Hoàng đế trên mảnh đất mà cha ông ta "thề" trung thành với nhà Hán, và Triệu Mật cũng chưa từng tuyên bố chiến tranh với nhà Hán, không đi lại vết xe đổ của phụ hoàng trong những cuộc chiến giành chủ quyền vương quốc với nhà Hán.
Điều này chứng tỏ rằng đã từng có một mối quan hệ bang giao vô cùng phức tạp giữa 2 đất nước, với sự đa dạng những hình thức phô trương quyền lực ở cả 2 phía nhằm duy trì địa giới hiện tại của họ.
Sự hùng mạnh và giàu có không tưởng của các hoàng đế nhà Hán nhằm duy trì một đế quốc rộng lớn, thật sự là một thách thức to lớn và diễn ra xuyên suốt triều đại của họ. Tầm quan trọng của các món đồ tạo tác và đồ châu báu tìm thấy trong các lăng mộ triều Hán và tương tự của Nam Việt đã mô tả cho mối quan hệ bang giao giữa 2 nước, và khó mà thống kê chính xác là bao nhiêu.
Những lăng mộ ở cả hai phía đã cho thấy một kho báu nghệ thuật tinh xảo, vô giá, nhưng mặt khác ở một vương quốc có quyền lực hạn chế hơn nhà Hán là Nam Việt, thì lại có một cái nhìn khác, và khiến người ta có cảm giác nó hao hao nước Hán, hơn là chính bản thân Nam Việt.
Những món đồ tạo tác từ Nam Việt mang rặt phong cách của người Hán, nhưng đã được tân trang lại theo mô típ thời trang của xứ họ, cũng như chúng được khai thác từ những nguồn ít phong phú hơn và giá trị hơn, chẳng hạn như các đĩa bằng ngọc bích.
Các kho báu đã cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ về một bối cảnh rộng lớn hơn đã từng diễn ra ở 2 nhà nước. Bằng chứng đó là đã từng có một sự đầu tư rất lớn ở Nam Việt vào việc sáng tạo cũng như tầm quan trọng của các đồ vật quý giá.
Vào thời Hán, quân đội không chỉ phô bày sức mạnh cơ bắp, mà thông qua việc trao đổi các món châu báu quý giá mang tính nghệ thuật cao còn là những kênh ngoại giao văn hóa hết sức quan trọng, làm khẳng định vị thế lãnh thổ của họ.
Đồ vật trong các lăng mộ của cả 2 nước là một bức tranh rộng lớn và một đế quốc đa sắc thái văn hóa, với sự ảnh hưởng từ thế giới bên ngoài, từ đường bộ đến phương Bắc và thông qua các tuyến hàng hải xuôi về phương Nam.
Việc duy trì sự cân bằng và hiểu biết giữa nhà Hán và Nam Việt về quyền lực xem ra hết sức khó khăn - bằng chứng mà những kho báu mà họ để lại cho đời sau đã phần nào làm hiểu rõ hơn về vai trò chính của từng nước.
Mối quan hệ đó đã tồn tại giữa đế quốc Hán và các vua Nam Việt trong chặng cuối sự tồn tại của kinh đô Nam Việt. Không lâu sau sự băng hà của Triệu Văn Vương - Triệu Mật (năm 122 TCN), trong triều đình Nam Việt khi đó đã xảy ra nội chiến giữa một bên hùa về phía nhà Hán và một phe thân với Hoàng tộc Nam Việt và hoàn cảnh đó đã tạo thời cơ cho Hán Vũ Đế phát động cuộc xâm lược và thôn tính toàn bộ Nam Việt vào năm 111 TCN.
Một cấu trúc ngầm đã được khám phá cách đây 16 năm tại thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), và sau đó câu trúc này được chứng minh là lăng mộ của Triệu Mật, người cai trị đời thứ hai của vương quốc Nam Việt. Khám phá đó đã làm hé lộ những tình tiết sửng sốt về bí mật của Nam Việt quốc xa xưa.
Bộ quần áo bào của Vua Triệu Văn Vương - Triệu Mật, làm từ hơn 2.000 miếng ngọc bích đặt tại Bảo tàng Triệu Văn Đế ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.
Nam Việt được lập quốc cách đây khoảng 2.000 năm tại một khu vực thuộc tỉnh Quảng Đông và giao nhau với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Vương quốc này kéo dài trong suốt 93 năm và lần lượt trải qua 5 đời vua. Triệu Đà, một tướng lĩnh đời Tần, đã thống nhất đất Lĩnh Nam dưới thời vị Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng (khi đó vua Tần vừa mới băng hà).
Vào năm 204 TCN, Nam Việt Quốc được thành lập, bản thân Triệu Đà xưng vương, gọi là Vũ Đế, chọn đất Quảng Châu để định đô. Năm 111 TCN, Nam Việt Quốc bị san bằng bởi Hán Vũ Đế từ phương Bắc. 3 trong số 5 vị vua của Nam Việt Quốc đã được an táng tại lăng mộ được xây dựng cho chính họ, nhưng không ai hay các lăng đó tọa lạc ở đâu trước khi các nhà khảo cổ học tìm thấy lăng mộ ở Quảng Châu.
Trong suốt thời kỳ Tam Quốc (220-280), Tôn Quyền (182-252), người cai trị nước Ngô, đã nghe phong phanh tin tức về số châu báu có trong các lăng mộ của các vua Nam Việt, vì thế đã dụng binh để tìm kiếm khắp các sườn núi tại nơi từng có kinh đô Nam Việt hiện diện. Chẳng thấy gì, và cả quần thể các tòa lăng mộ vẫn chìm trong mênh mông bí ẩn.
Tháng 6 năm 1983, một người công nhân đang làm việc trên công trường dưới chân núi Tương Cương, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông thì sa chân ngã vào một cái hố. Cái hố này rất sâu, khi những người đồng nghiệp soi đèn vào chỉ thấy một màu đen kịt như cái "hố không đáy".
Người công nhân kia may mắn không bị thương và nhanh chóng được kéo lên trên, sau đó anh kể lại bên dưới lỗ có một các vạc đồng rất lớn. Hiểu rằng đây là một ngôi mộ cổ, đội xây dựng nhanh chóng báo cáo với Phòng Di tích văn hóa thành phố Quảng Châu.
Ngôi một nằm nằm sâu 17m dưới lòng đất được xây bằng những phiến đá khổng lồ. Khai quật sơ bộ cho thấy lăng mộ có tổng cộng 7 phòng, tường cao tới 12m, trên tường có những bức bích họa vẽ thần Mặt trời và Mặt trăng.
May mắn là lăng mộ này chưa từng bị cướp phá, bên trong vẫn còn nguyên vẹn 10.000 di tích văn hóa như bình đồng, đồ gốm, đồ sơn mài... Cánh cổng đá dày nặng trịch cùng 15 bộ xương người bị tuẫn táng theo (các thê thiếp và nô bộc) cho thấy chắc chắn là mộ của người cấp bậc cao nhất - một vị vua.
Chiếc ấn tiết lộ danh tính của Triệu Văn Vương. (Ảnh: 360doc).
Cuối cùng, nhóm khảo cổ đã tìm thấy một con chiếc ấn biểu thị chủ nhân lăng mộ chính là vị vua thứ hai của nhà Triệu là Triệu Văn Vương. Triệu Văn Vương húy Triệu Mật, cháu đích tôn của Triệu Đà, lên ngôi năm 137 TCN.
Trước lăng mộ là một phòng triển lãm được xây dựng, nơi này gồm một số căn phòng trải dài trên 3 tầng lầu. Lăng mộ Triệu Mật nằm trên sườn núi Tượng Cương thuộc thành phố Quảng Châu. Mô phỏng khu bài trí là một cung điện với 4 phòng mộ và 2 đại sảnh. Khách sẽ đi qua một cái cổng đá khổng lồ trước khi tiến vào phòng đặt quách ngọc. Ở đó sẽ nhìn thấy một bộ hoàng bào làm bằng ngọc bích và được khâu bằng chỉ lụa hết sức tinh xảo. Bộ áo ngọc bích này còn được tô điểm lộng lẫy với các đồ vật bằng vàng, bạc và bộ y phục vẫn còn nguyên vẹn khi người ta mở nắp quách an táng.
Lăng mộ của Triệu Văn Vương được bài trí rất công phu. Thi thể vị vua nằm trong bộ áo tang ngọc y dài 1,73 mét, được làm từ 2291 miếng ngọc bích, chỉ lụa và vải lanh. Ngọc y là trang phục mai táng cao cấp nhất dưới thời nhà Hán, chỉ được dành cho những người thân phận cao quý với niềm tin mê tín rằng ngọc bích có tác dụng bảo quản xương cốt, giữ cho cơ thể người chết toàn vẹn và chờ cơ hội tái sinh.
Lăng mộ Triệu Văn Vương còn chôn theo kho báu ngọc bích khổng lồ, những thanh kiếm khảm vàng, bộ chuông đồng cùng hàng ngàn bảo vật gây choáng ngợp. Hiện nay những di vật này đều được trưng bày trong Bảo tàng Triệu Văn Đế ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc.
Bên trong hầm mộ còn có 9 con triện. Các con triện đều làm bằng vàng có tay núm cầm hình rồng. Căn cứ hình dáng và hoa văn của những cái triện, các nhà khảo cổ học tin rằng chúng thuộc về vị vua thứ hai của nước Nam Việt tức là Triệu Văn Vương - Triệu Mật. Bộ hoàng phục bằng ngọc bích là hiện vật lâu đời nhất cho đến nay. Bộ quần áo này được tạo tác từ hơn 2.296 miếng ngọc bích, mỗi miếng lại có những cái lỗ ở 4 góc. Lớp sợi lụa đã bị mục ruỗng cách đây khá lâu.
Thêm vào đó, tìm thấy 10 thanh kiếm sắt, mỗi thanh kiếm này lại được khảm vàng và ngọc bích. Thanh kiếm lớn nhất dài 1,46m. Nó cũng là thanh kiếm lớn nhất từ thời đại nhà Hán (206 TCN - 220). Ngoài ra trong căn phòng kế cạnh bên, người ta còn tìm thấy nhiều món đồ tùy táng trân quý khác, bao gồm các món đồ bằng ngà voi, vàng, bạc, đồng, sắt, vàng, gốm, thủy tinh, tre, ngọc bích và sơn mài. Chúng mô tả trình độ nghệ thuật thủ công tinh xảo tại Quảng Đông cách đây 2.000 năm. Cũng như thông qua các món đồ tùy táng đã cho thấy những mối dây quan hệ chặt chẽ giữa Nam Việt quốc và nhà Hán.
Vào thời nhà Tần, Tần Thủy Hoàng đế đã phái Triệu Đà tới miền Nam (Quảng Đông ngày nay). Lợi dụng việc rời xa vòng cương tỏa của vua Tần, Triệu Đà đã xây dựng quyền lực và tạo lập lãnh thổ của riêng mình thông qua những mối quan hệ liên minh với các tù trưởng và quý tộc nước Việt. Sau khi Tần Thủy Hoàng băng hà, Triệu Đà công khai xưng vương, gọi là Triệu Vũ Đế hay Nam Việt Vũ Đế, và định đô ở thành Phiên Ngung.
Mối hiểm họa lớn nhất đối với nước Nam Việt là sự thèm khát muốn thôn tính nước này của nhà Hán phương Bắc. Ở giai đoạn đầu, Hán Cao Tổ - Lưu Bang đã thành lập một đạo quân nhằm giám sát mọi di biến động của nhà nước Nam Việt, điều này khiến Triệu Đà canh cánh nỗi lo.
Để hòa hoãn với nhà Hán và tính mưu kế lâu dài, Triệu Đà đã cho phép thương nhân xứ mình buôn bán và "thần phục" triều cống hàng năm cho nhà Hán. Sau khi Hán Cao Tổ băng hà, thái tử Lưu Doanh (con trai của Hán Cao Tổ và Lã Hậu) đã được tấn phong thành Hán Huệ Đế. Vị tân hoàng đế cũng tôn trọng hiệp ước đã lập với Triệu Vũ Đế từ phụ hoàng, và bản thân Triệu Đà cũng tuân theo hiệp ước này.
Năm Hán Huệ Đế tròn 7 tuổi, Lã Thái Hậu lên cầm quyền. Mọi bang giao giữa nhà Hán với Nam Việt Quốc vẫn diễn ra bình thường. Nhưng vào năm 183 TCN, Lã Thái Hậu đột nhiên hạ lệnh hạn chế buôn bán giữa nhà Hán với các xứ khác, điều này cũng bao gồm những sản phẩm hữu ích như các dụng cụ bằng sắt và ngựa từ Nam Việt.
Mặt khác, Bách Việt là một thuật ngữ dùng để ám chỉ những người bị Hán hóa sống ở miền Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên và thế kỷ đầu sau Công Nguyên. Trong thời kỳ Chiến Quốc, chữ "Việt" dùng để ám chỉ nhà nước Việt ở Chiết Giang. Những vương quốc Mân Việt ở Phúc Kiến và Nam Việt ở tỉnh Quảng Đông đều được gọi chung là nhà nước Bách Việt.
Mặc dù người Việt có trình độ kiến thức tương đối cao về nông nghiệp và kỹ thuật đóng thuyền, thế nhưng các nhà văn Trung Quốc vẫn mô tả họ là "tộc người man rợ" bởi có hình xăm trên cơ thể, sống như kiểu thời nguyên thủy và thiếu các công nghệ như chế tạo cung nỏ, mũi tên, ngựa và xe ngựa. Người Việt đã bị đồng hóa hoặc phân lập khi nền văn minh Trung Hoa phổ quát ở miền Nam Trung Quốc vào nửa đầu tiên của thiên niên kỷ thứ nhất sau Công Nguyên.
Sau khi Tần Thủy Hoàng đế thống nhất Trung Nguyên, hai cựu quốc Ngô và Việt được sát nhập vào lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội nhà Tần cũng xuôi dọc sông Tương đến địa giới tỉnh Quảng Đông ngày nay, và thiết lập các quân mật viện dọc theo các tuyến lộ chính. Sử ký Tư Mã Thiên viết: "Ở miền Nam Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã chiếm đoạt lãnh thổ của hàng trăm bộ lạc của người Việt, tạo ra hai tỉnh Quế Lâm và Hồ Nam, các tù trưởng Việt phải khuất phục, cuộc sống của họ chịu sự giám sát từ đám quan lại cấp thấp nhất của nhà Tần".
Thời hoàng kim, Nam Việt là nhà nước hùng mạnh nhất trong xứ Bách Việt, Triệu Đà tự xưng vương và nhận sự thuần phục của các xứ láng giềng. Các tộc thống trị Nam Việt là người Hán và người Việt, họ nắm giữ hầu hết những vị trí quan trọng của vương quốc. Hôn nhân cận huyết được khuyến khích và trở nên rất thông dụng với cả tầng lớp thường dân cũng như trong chốn Hoàng tộc.