Stonehenge là một địa điểm khảo cổ mang tính biểu tượng của lịch sử thời cổ đại. Vòng tròn đá đã tồn tại hơn 4.500 năm trên Đồng bằng Salisbury, chỉ cách London (Anh) 145km về phía tây nam.
Trong suốt thời gian qua, hàng triệu du khách đã bị thu hút đến địa điểm này hàng năm. Khung cảnh bình minh vào Hạ chí và hoàng hôn Đông chí đã khiến nhiều người mê mẩn...
Dẫu vậy, ở Stonehenge vẫn chứa những bí ẩn khiến người đời và các chuyên gia không ngừng nghi vấn: Làm cách nào Stonehenge được dựng lên kỳ vĩ đến vậy?
Quá khứ bí ẩn của di tích thời tiền sử đã truyền cảm hứng cho một số giả thuyết về việc tạo ra nó. Có người cho rằng, công trình cự thạch khổng lồ này có bàn tay của người ngoài hành tinh hoặc công nghệ tiên tiến bí ẩn nào đó đã can thiệp...
Tuy nhiên, dưới những bằng chứng khảo cổ học, các nhà khoa học hiện đại đã hiểu ra sau hàng nghìn năm rằng: Chính người Anh cổ đại đã tạo nên công trình kiệt tác này chỉ với đá, dây thừng và gỗ - tất nhiên cộng thêm cả sức mạnh và trí thông minh của họ.
Stonehenge - Kỳ quan của trí thông minh, sự bền bỉ
1. Stonehenge ngày nay bao gồm gần 2/3 trong số 160 khối đá ban đầu của nó với nhiều hình dạng khác nhau lồng vào trong 1 công trình - Đây là đặc điểm hiếm có trong số các di tích thời kỳ đồ đá.
Stonehenge ngày nay. Đồ họa: Nationalgeographic
2. Stonehenge được xây dựng và sửa đổi trong khoảng 1.500 năm. Bắt đầu với con mương tròn, có bờ bao được gọi là henge. Vòng tròn sarsen và móng ngựa trilithon (kiến trúc đá gồm hai tảng đá dựng đứng đỡ một tảng đá nằm ngang) được dựng lên vào khoảng 2500 năm trước Công nguyên.
Stonehenge ở 2500 năm trước Công nguyên. Đồ họa: Nationalgeographic
3. Người Anh cổ đại xây dựng Stonehenge gắn liền với đất trời và vũ trụ. Vào ngày Đông chí, Mặt Trời sẽ lặn giữa hai mặt thẳng đứng của ngọn tháp cao nhất, đánh dấu sự khởi đầu của một mùa Xuân đầy hứa hẹn sắp đến.
Đồ họa: Nationalgeographic
4. Nhìn từ giữa vòng tròn đá vào ngày Hạ chí, Mặt Trời mọc ngay bên trái của khối nặng nhất - Đá Gót chân, đánh dấu lối vào chính của Stonehenge.
Đồ họa: Nationalgeographic
5. Bốn Tảng đá Trạm được định vị trong một hình chữ nhật, thẳng hàng với các vị trí ở một hướng (Bắc) và thẳng hàng với Trăng tròn.
Đồ họa: Nationalgeographic
6. Stonehenge được người Anh cổ đại xây dựng lên với hai loại đá là sarsen (đá sa thạch) nặng từ 20 tấn đến 40 tấn; và đá xanh (bluestone) nặng từ 2 tấn đến 4 tấn.
Đồ họa: Nationalgeographic
7. Các phiến đá xanh nhỏ hơn thường xuyên được sắp xếp lại, trong khi các phiến đá sa thạch lớn - một khi đã được dựng lên - thì sẽ ở nguyên vị trí. Khoảng một phần ba phiến đá sa thạch được chôn sâu dưới lòng đất.
Đồ họa: Nationalgeographic
8. Vị trí của công trình cự thạch Stonehenge trên bản đồ nước Anh.
Các khối đá sa thạch và đá xanh được vận chuyển một quãng đường rất xa đến vị trí của Stonehenge. Lộ trình của đá sa thạch là 32km, trong khi lộ trình vận chuyển của đá xanh là 282km.
Đồ họa: Nationalgeographic
9. Để di chuyển những khối đá nặng đến 40 tấn, người Anh cổ đại đã chế tạo ra 'xe trượt' kéo bằng sức người. Hàng trăm người phải mất vài tuần để di chuyển khối đá sa thạch 40 tấn trên một quãng đường dài 32km.
Đồ họa: Nationalgeographic
10. Người xưa dùng khoảng 1.000 viên đá nhỏ (cầm trên tay) để mài nhẵn những tảng đá sa thạch khổng lồ. Đó là lý do, mặt trong của các tảng đá ở Stonehenge rất nhẵn, mịn.
Đồ họa: Nationalgeographic
11. Mỗi tảng đá sa thạch lớn được gối lên giá đỡ bằng gỗ. Sau đó, người ta dùng đòn bẩy để chôn một phần đá xuống đất.
Đồ họa: Nationalgeographic
Sau đó, họ dùng dây thừng để giữ chúng thẳng đứng và lấp chặt đất vào lỗ để cố định tảng đá.
Đồ họa: Nationalgeographic
12. Khi tảng đá sa thạch đã thẳng đứng, họ dùng đá đập từ trên cao để cân bằng độ cao của chúng.
Đồ họa: Nationalgeographic
Sau đó, dùng các vật chuyên dụng để tạo cái mộng trên tảng đá.
Đồ họa: Nationalgeographic
13. Sau khi các tảng đá sa thạch đã đứng vững và có độ cao ngang bằng nhau, họ sẽ dùng đòn bẩy, gỗ để di chuyển một tảng đá nằm ngang, sao cho khớp với lỗ mộng ở vị trí trên cùng của các tảng đá sa thạch.
Đồ họa: Nationalgeographic
Nhờ đó, các phiến đá khổng lồ được liên kết với nhau bằng sức mạnh và độ bền chưa từng có.
Đồ họa: Nationalgeographic
14. Stonehenge tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng nghìn du khách đến thăm mỗi năm. Có thể các khối đá không còn nguyên vẹn như trước theo thời gian nhưng sức mạnh và trí thông minh, sáng tạo của người xưa thì còn mãi với thời gian!
Đồ họa: Nationalgeographic
Đồ họa: Nationalgeographic
Năm 1986, Stonehenge được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.