Phải chăng, những câu chuyện truyền thuyết chó sói nuôi trẻ em là có thật? Các nhà nghiên cứu vẫn đang đi tìm lời giải mã cho bí ẩn này.
Bạn có bao giờ tự hỏi nếu một đứa trẻ bình thường nhưng lại phải sống tách biệt khỏi cộng đồng từ nhỏ và được thú vật nuôi dưỡng sẽ phát triển như thế nào?
Phải chăng đứa trẻ đó sẽ mang hình người nhưng có hành động như thú? Mặc dù có rất nhiều truyền thuyết, giả thuyết đề cập đến vấn đề này nhưng đây vẫn là bí ẩn khiến giới khoa học phải dày công nghiên cứu.
Những đứa trẻ hoang dã được nuôi dưỡng bởi các con thú giữa rừng sâu là đề tài phổ biến trong nhiều câu chuyện thần thoại trên thế giới. Những đứa trẻ này được miêu tả lớn lên mà không có bất cứ mối liên hệ nào với con người, thay vào đó, chúng được dạy dỗ về bản năng sinh tồn độc đáo từ sói, sư tử, gấu. Tất nhiên cũng vì thế mà chúng thiếu đi những khả năng giao tiếp căn bản của loài người.
Nhiều truyền thuyết kể về những đứa trẻ hoang dã mang trên mình hình dạng con người nhưng lại có hành vi như thú rừng...
Sở dĩ những đứa bé có hành vi như vậy là do chúng được các sinh vật hoang dã trong rừng nuôi lớn?
Câu chuyện lâu đời nhất về những đứa trẻ hoang đã được ghi chép trong các văn bản La Mã. Câu chuyện kể về hai anh em sinh đôi - Romulus và Remus - được cho là đã sáng lập ra thành phố Roma vĩ đại.
Cặp song sinh này được thừa kế vương quốc Anbơ nhưng lại bị cướp mất ngôi và thả trôi trên sông Tevere. Cả hai vô tình được một con sói cái cứu sống, con vật không những ăn thịt mà đã nuôi sống Romulus, Remus bằng sữa của mình.
Vài năm sau, các mục đồng vô tình phát hiện ra hang của con chó sói cái và nhanh chóng mang hai đứa trẻ đáng thương về làng, dạy cho chúng nói cùng kiến thức. Sau này, cả hai với sức khỏe, tài trí nhanh nhẹn của mình đã thu phục nhiều tín đồ nô lệ. Romulus đã cho xây thành Roma, lên ngôi vua và nhanh chóng thiết lập Vương quốc La Mã vĩ đại.
Dù câu chuyện trên được nhiều người nói đến nhưng chưa ai có thể chứng minh được tính chính xác của nó. Tuy nhiên, trong lịch sử nhân loại, hiện tượng trẻ em được thú rừng nuôi dưỡng không quá hiếm. Một cuốn sách lịch sử của Đức có viết về cậu bé kỳ lạ, được phát hiện vào ngày 27/7/1724.
Cậu bé 12 tuổi này được dân làng thị trấn Hamelin (Đức) phát hiện ở khu rừng lân cận trong trạng thái không mặc quần áo và đi bằng cả bốn chi. Mọi người đặt tên cậu bé là Peter. Dù rất cố gắng nhưng họ không thể ép cậu bé ăn bánh mì, hay ngũ cốc, món ăn khoái khẩu của Peter chỉ là rau cỏ cùng nước từ các thân cây mà thôi.
Nhân vật Tazan chính là hình ảnh rõ nét của một đứa trẻ hoang dã
Hay như một câu chuyện khác kể về đứa trẻ trong rừng sâu được mục sư người Ấn Độ - Joseph Singh phát hiện vào năm 1920. Người ta đồn rằng tại ngôi làng Midnapore có một sinh vật kỳ lạ có tiếng hú như sói, di chuyển nhanh nhẹn, khỏe mạnh và thường tấn công gia súc... Mọi người cho rằng, đó là một con sói thành tinh nên đành nhờ vào sự giúp đỡ của mục sư Joseph.
Vị mục sư nhận lời và ngay đêm hôm đó, ông trèo lên cây cao để quan sát. Từ đây, ông nhìn thấy có hai sinh vật bò ra từ một cái hang. Nhìn kỹ lại, vị mục sư liền nhận ra, đó không phải ma quỷ hay con sói thành tinh mà là hai đứa bé có khuôn mặt phủ đầy lông, không mặc gì trên người và đi lại bằng cả bốn chi.
Các truyền thuyết về những đứa trẻ hoang dã xuất hiện rất nhiều trên thế giới
Khi trở về, ông cùng với vài người khác đến đưa hai đứa bé về cô nhi viện để chăm sóc. Joseph đặt tên đứa lớn là Kamala và đứa nhỏ là Amala. Kamala và Amala sinh hoạt hàng ngày không khác gì những con sói - chúng ngủ từ sáng tới chiều và tỉnh dậy quậy phá khi trời tối. Cả hai uống nước bằng lưỡi, thích ăn thịt sống và sẵn sàng cắn xé, đe dọa những người lạ tới thăm.
Mục sư Joseph rất cố gắng để dạy dỗ hai đứa trẻ, tập cho chúng có thói quen như người nhưng Kamala và Amala vẫn không thể sống như một con người bình thường được. Một năm sau, Amala qua đời, còn Kamala mất 8 năm sau đó. Sau bao năm tập luyện, cuối cùng, Kamala cũng đã có thể đứng được và biết phát âm vài từ đơn giản.
Trải qua các thế kỷ, những câu chuyện về đứa trẻ hoang dã này ngày càng nhiều và trở nên phổ biến hơn. Thế nhưng đối với các nhà khoa học, khái niệm này vẫn mang đầy tính tranh cãi. Lý do là bởi đa số các đứa trẻ hoang dã đều là những câu chuyện truyền miệng hoặc được ghi lại trong các văn bản không có tính khoa học.
Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là hai chị em Kamala và Amala. Hai cô bé được phát hiện đang được một con sói cái nuôi dưỡng trong một khu rừng ở Ấn Độ vào những năm 1920, khi đó Kamala 8 tuổi, và Amala 3 tuổi.
Được biết, khi cố gắng đưa hai cô bé về với xã hội loài người, con sói mẹ từng nuôi nấng Kamala và Amala đã chiến đấu rất dữ dội để giữ những đứa trẻ, giống như khi con người cố bắt con của nó vậy. Nó hung dữ lao vào đoàn người, vì vậy người ta đã bắn chết nó.
Thế nhưng sự tồn tại của những đứa trẻ hoang dã vẫn là một bí ẩn với nhân loại...
Khi con sói mẹ chết, các con sói khác trong đàn đã trở về ngôi làng và hú to. Mãi đến sau này, những đứa trẻ cũng không thể ngồi yên mỗi lần nghe thấy tiếng kêu của bầy sói.
Những đứa trẻ hoang dã được đưa tới trại trẻ mồ côi của Mục sư J. A. L. Singh - chính là người đầu tiên đã phát hiện ra sự việc và sau này cũng đã cố gắng giúp 2 cô bé sói thích nghi với đời sống con người.
Tuy vậy, hai cô bé đã không bao giờ có thể sống như những con người bình thường được nữa. Kamala và Amala chỉ biết uống sữa và ăn thịt sống, các bé thường sinh hoạt về đêm và hú như loài sói.
Sau khoảng một năm tại trại trẻ mồ côi, Amala qua đời. Khi em gái chết, Kamala mới biểu thị những dấu hiệu cảm xúc đầu tiên giống một con người. Kamala sống thêm 8 năm nữa, trong khoảng thời gian đó cô đã học được vài từ và cách đi thẳng. Tuy nhiên, cô vẫn thường bò bằng 4 chi mỗi khi cảm thấy lo lắng.
Trong một cuộc phỏng vấn Đức cha sau này, ông nói rằng có lẽ mọi việc sẽ tốt hơn nếu ông cứ để những đứa trẻ lại trong hoang dã, nơi mà ông đã tìm thấy chúng.
Năm 2008, Misha Defonseca - tác giả của cuốn hồi ký nổi tiếng "Misha: A Memoir của Holocaust Years" (tạm dịch: Ký ức của Misha về những năm tháng trốn chạy thảm sát) kể về cuộc trốn chạy của bà (khi còn nhỏ) thoát khỏi sự truy đuổi của phát xít Đức thừa nhận sự dối trá của mình. Theo đó, chi tiết về cuộc hành trình của Misha sau khi chạy trốn khỏi trại tập trung Đức Quốc Xã là hoàn toàn hư cấu.
Misha đã miêu tả rất kĩ sự trốn chạy một thân một mình lang thang hơn 3.000km qua trong những cánh rừng già và đầm lầy hẻo lánh của châu Âu trong 4 năm trời. Cô bị mắc kẹt trong một khu ở của người Do Thái Ba Lan, rồi phải đương đầu với kẻ thù và giết được một tên phát xít. Sau đó, cô đi cùng bầy sói hoang để tìm nơi nương náu, trên hành trình tìm cha mẹ.
Lúc tác phẩm mới ra đời, Misha cam đoan cuốn sách của mình hoàn toàn là sự thật, điều này khiến cho mọi người vô cùng cảm động, khâm phục. Số người mua cuốn sách vì thế tăng rất cao, giúp Misha thu về một khoản tiền khổng lồ.
Tuy nhiên, không vì thế mà nhân loại phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của những đứa trẻ hoang dã, vẫn có rất nhiều nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm kiếm sự thật về hiện tượng lạ lùng này. Đây hẳn là một bí ẩn thú vị đang đợi chúng ta khám phá vào một ngày không xa trong tương lai.