Các nhà khảo cổ bắt đầu khai quật từ năm 1922 đã chứng tỏ, trên lưu vực sông Ấn từ 5.000 năm trước, từng có một thành phố đông vui phát đạt bỗng trong một quãng thời gian rất ngắn bị sụp đổ. Di chỉ của nó được gọi là Môhan Jôđarô", theo âm tiếng Ấn Độc có nghĩa là "hang chết chóc". Rất nhiều học giả ngày nay đều cho rằng, gọi nó là "Gò chết hạt nhân" thì đúng hơn.
Cuộc khai quật kéo dài nhiều năm đã khiến cho phế tích thành cổ của văn minh thời tiền sử bị chôn vùi dưới tầng đất dày nay lại được thấy mặt trời. Tại nơi này các nhà khảo cổ tìm thấy chứng cứ của rất nhiều vụ nổ mạnh. Trung tâm vụ nổ với bán kính 1km, tất cả mọi kiến trúc đều biến thành tro bụi. Xa trung tâm một ít, phát hiện thấy rất nhiều bộ xương người.
Từ những tư thế của các bộ xương, có thể nhận ra tai nạn chết chóc đổ xuống một cách bất ngờ và mau chóng, người ta không hề có cảm giác gì về tai nạn đó. Trong những xương đó, rất kỳ lạ là đều hàm chứa những phóng xạ có thể so với những phóng xạ chứa trong những người tử nạn ở Hirôsima và Nagaxaki bị tập kích bằng vũ khí hạt nhân. Không những thế, các nhà nghiên cứu còn rất nhạc nhiên khi phát hiện những đống đổ nát sau khi thành phố bị thiêu hủy xem ra rất giống quang cảnh thành phố sau vụ nổ nguyên tử ở Hirôsima và Nagasaki. Mặt đất còn giữ lại được dấu vết của sóng bức xạ hạt nhân.
Liên hệ đến sử thi Ấn Độ cổ "Mahabharata" đã miêu tả một cách sống động thực sự thời tiền sử 5.000 năm trước, thì người hậu thế cũng có thể hiểu được phần nào cảnh ngộ của thảm họa "Gò chết hạt nhân":
"Bầu trời vang lên tiếng nổ ầm ầm, tiếp theo là một tia chớp, bầu trời phía Nam cuộn lên một cột lửa bốc lên tận trời cao. Ánh lửa chói hơn cả mặt trời cắt bầu trời làm hai nửa... Nhà cửa, đường phố và tất cả mọi sinh vật đều bị thiêu hủy bởi lửa trời đến đột ngột và nhanh chóng..."
"Ngọn lửa đáng sợ làm cho động vật ngã nhào, nước sông sôi lên, các loài cá đều chết bỏng hàng loạt, người chết đều khô như cành cây, lông tóc và móng chân móng tay rơi rụng ra hết, thực phẩm đều bị nhiễm độc,..."
"Đó là một Trái bom, nhưng một trái bom có uy lực của toàn vũ trụ. Một luồng khó mù đỏ như lưỡi lửa, sáng tựa như hàng ngàn mặt trời, từ từ cuộn lên cao, ánh sáng chói mắt..."
Robert Oppenheimer, ông tổ của bom nguyên tử Mỹ đã nói rằng, theo sự miêu tả của cuốn sử thi cổ Ấn Độ, rõ ràng đó là cảnh tượng loài người tiền sử bị bom nguyên tử tập kích.
Các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một di chỉ tương tự "Gò chết hạt nhân" của Ấn Độ tại vùng thung lũng sông Ơphrát trong biên giới Irắc vùng Tây Á. Tại khu vực di chỉ này, các nhà khảo cổ học đã lần lượt khai quật từng lớp đất và phát hiện nền văn minh tiền sử khoảng 8.000 năm trước đây. Tại tầng sâu nhất, họ đã phát hiện những thứ giống như phalê nóng chảy. Lúc đầu các nhà khoa học không biết đó là thứ gì, mãi đến khi thử bom nguyên tử ở bang Nêvađa nước Mỹ, họ thấy những vật còn sót lại giống như phalê nóng chảy, hoàn toàn giống với thứ đào được ở di chỉ thung lũng sống Ơphrat.
Thứ "Phalê nóng chảy hạt nhân" đó còn được tìm thấy ở thượng lưu sông Hằng, ở vùng rừng rậm nguyên thủy Đơlen, ở sa mạc Sahara, sa mạc Gôbi Mông Cổ... khá nhiều. Tại những nơi ấy đều rải rác có những chỗ đất bị cháy, có những chỗ từng tảng đá lớn bị dính liền với nhau, bề mặt lồi lõm gồ ghề, có những chỗ tường thành như bị nóng chảy, nhẵn bóng như phalê. Cả đến đồ dùng trong nhà bằng đá bề mặt cũng bị phalê hóa. Mà muốn làm nóng chảy đá đòi hỏi phải đạt đến khoảng 2.000 độ C. Các núi lửa phun và những đám cháy lớn nhất trong tự nhiên đều không thể đạt đến nhiệt độ đó, chỉ có các vụ nổ nguyên tử mới đạt được nhiệt độ đó.
Phát hiện về "Gò chết hạt nhân" thời tiền sử trên Trái Đất có ý nghĩa gì? cho đến nay các nhà khoa học vẫn còn tranh luận và vẫn còn là bí ẩn đối với loài người.