Trong vùng sáng tối nhập nhòa dưới tầng biển sâu, loài cá mập tự phát sáng đã luyện được cặp mắt, hay nói đúng hơn là mắt tiến hóa theo thời gian, để có thể thấy được những mảng phức tạp của ánh sáng trong bóng tối.
Mắt cá mập phát quang tiến hóa đặc biệt để phù hợp với môi trường nhập nhoạng - (Ảnh: UCL)
Những loài cá mập có khả năng phát quang sinh học đặc biệt được trang bị nhiều tế bào nhạy sáng trong võng mạc, theo báo cáo đăng trên chuyên san Plos One.
Và một số loài thậm chí còn phát triển được tầm nhìn giúp chúng thấy được ánh sáng có tín hiệu yếu ớt phát ra từ cá mập khác (khi kết đôi), truy đuổi con mồi hoặc ngụy trang bản thân trong khu vực ít có ánh sáng xuyên tới được.
“Có khoảng 50 loài cá mập khác nhau có thể phát ra ánh sáng, chiếm 10% trong tổng số các loài cá mập đang thống thị đại dương hiện nay”, theo trưởng nhóm Julien Claes, nhà sinh vật học của Đại học Công giáo Louvain ở Bỉ.
Những con vật này sống ở độ sâu khoảng 200m đến 1.000m, những môi trường với ánh sáng thật yếu ớt.
Claes và đồng sự đã chứng tỏ được rằng một vài loài cá mập phát quang sinh học sử dụng cơ chế hết sức phức tạp, chủ yếu có liên quan đến hormone, thay vì các hóa chất phát tín hiệu ở não, chẳng hạn như melatonin, như ở các loài cá xương phát quang khác.