Hộ chiếu là một trong những giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân, cũng là chìa khóa để đến các quốc gia khác. Nếu chú ý quan sát, bạn có thể nhận thấy loại giấy thông hành này chỉ có một số màu màu nhất định. Cụ thể là màu sắc hộ chiếu thường chỉ quanh quẩn 4 màu cơ bản: xanh lá, đỏ, xanh lam và đen. Vậy màu sắc của những quyển passport có ý nghĩa gì?
Có thể bạn sẽ cho rằng do quy định bắt buộc, thế nhưng thực tế lại chẳng có quy tắc nào cho việc lựa chọn màu sắc của hộ chiếu. Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) chỉ ban hành các yêu cầu về kích cỡ, kiểu chữ, phông chữ để có thể sử dụng tại các máy đọc hộ chiếu. Bên cạnh đó, có một số quy tắc nhất định mà tất cả các quốc gia phải tuân theo như phải được làm bằng vật liệu có thể uốn cong, không nhăn và có thể chống lại hóa chất, nhiệt độ khắc nghiệt, độ ẩm và ánh sáng.
Các quốc gia được tự do lựa chọn bất kỳ màu nào họ muốn và có nhiều biến thể về sắc thái của xanh lam, đen, xanh lá cây và đỏ được sử dụng cho hộ chiếu. Sự lựa chọn màu sắc của một quốc gia cũng có thể được xác định bởi văn hóa cũng như ý nghĩa lịch sử. Theo The Sun, 4 nhóm màu được sử dụng phổ biến đều là những gam màu tối, có thể giúp che giấu bụi bẩn và khiến chúng trông trịnh trọng hơn.
Bên cạnh đó, theo Pickvisa, sự lựa chọn giữa bốn màu này thường được thực hiện dựa trên chính trị, tôn giáo, lịch sử và văn hóa của đất nước.
Màu này được sử dụng bởi các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Các quốc gia có nguyện vọng gia nhập cũng đổi màu hộ chiếu của họ để phù hợp. Theo tờ The Economist, đây là một "bài tập xây dựng thương hiệu".
Nếu để ý, bạn sẽ thấy quốc gia thuộc Cộng đồng Andean như Peru, Bolivia, Colombia hay Ecuador cũng có bìa hộ chiếu màu đỏ.
Boghossian nói với Business Insider rằng Cộng đồng Caribbean (Caricom) thường sử dụng bìa hộ chiếu màu xanh lam. Nó mang hàm ý về một thế giới mới.
Liên minh hải quan của Brazil, Argentina, Paraguya, Uruguay và Venezuela, được gọi là Mercosur, đều tự hào với hộ chiếu màu xanh lam. Ngoại trừ Venezuela, nước này vẫn giữ hộ chiếu màu đỏ từ thời còn ở Cộng đồng Andean.
Không có quy định thực sự nào về màu hộ chiếu. (Ảnh: SCMP).
Hộ chiếu Mỹ có màu xanh lam, được lấy cảm hứng từ phần nền những ngôi sao trên quốc kỳ của họ. Theo Boghossian, các tài liệu về du lịch đầu tiên ở Mỹ có màu đỏ. Hộ chiếu màu xanh lá cây được dùng vào những năm 1930. Tiếp theo là hộ chiếu màu đỏ tía và đen vào những năm 1970. Hộ chiếu Mỹ có màu xanh từ năm 1976.
Đây là điểm chung của các đất nước với tôn giáo chính là đạo Hồi. Lý do là màu xanh có vai trò đặc biệt trong tôn giáo của họ. Trong Kinh Qu'ran, xanh lá biểu trưng cho thiên đường. Ngoài ra, đây cũng được cho là màu yêu thích của Nhà tiên tri Mohammed.
Ngoài ra, các thành viên của ECOWAS - Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi - cũng dùng màu này cho hộ chiếu của họ.
Thực tế, màu đen và các màu tối (kể cả xanh lam hay đỏ) ít bám bẩn, trông có phần "chính thức hơn". Một số nước dùng màu đen có thể kể đến như Cộng hòa Botswana, Zambia và New Zealand.
Về phần màu sắc hộ chiếu, mỗi người có thể có những suy nghĩ riêng. Dù vậy, xét cho cùng, hộ chiếu đại diện cho điều gì đó lớn lao hơn nhiều so với mối quan hệ địa chính trị và kinh tế.
Cùng là hộ chiếu tối màu nhưng "quyền lực" của hộ chiếu Syria thua kém nhiều so với Mỹ. (Ảnh: Multco).
Cả Mỹ và Syria đều dùng hộ chiếu xanh. Tuy nhiên, hộ chiếu Syria nằm ở top cuối bảng xếp hạng hộ chiếu quyền lực. Công dân Syria có thể nhập cảnh miễn thị thực ở 32 nước. Ngược lại, Mỹ luôn nằm trong top hộ chiếu giá trị nhất.
"Các chính phủ trên khắp thế giới có quyền tự do lựa chọn màu sắc và thiết kế. Chỉ một số ít hiểu được tầm quan trọng của nó đối với bản sắc thương hiệu đất nước", Boghossian nhấn mạnh.