Để tránh bị say xỉn trong bữa tiệc nhậu, bạn hãy thử một vài mẹo uống rượu bia không say dưới đây.
Ai cũng từng có lúc phải ra ngoài ăn nhậu cùng bạn bè, họ hàng hay tham dự các bữa tiệc cùng công ty... rồi sau đó cảm thấy hối tiếc vì đã uống quá nhiều bia rượu và làm một vài điều ngu ngốc.
Nguyên nhân say rượu là do cồn ngấm vào cơ thể. Cồn sau khi vào trong cơ thể sẽ phải được lọc qua lá gan, sau đó sẽ đi đến não bộ theo đường máu. Bạn khó tránh được các cuộc nhậu, song nếu biết cách uống rượu không say thì hoàn toàn có thể kiểm soát được việc hấp thụ cồn này đấy.
Để hạn chế những ảnh hưởng của chất cồn, một trong những điều cần làm nhất trước khi tham gia vào các bữa tiệc đó là ăn những loại thực phẩm được liệt kê dưới đây:
Việc tiêu thụ những thực phẩm chứa nhiều chất béo như phô mai hay bơ được đánh giá là cách an toàn. Vì chúng có thể hoạt động như một lớp bông thấm bên trong bao tử giúp hút hết chất cồn mà bạn sẽ nạp vào cơ thể khi dự tiệc. Lượng chất béo từ những thực phẩm này sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp cơ quan tiêu hóa hấp thu chất cồn chậm lại. Nhờ vậy, bạn sẽ không bị say dù uống nhiều rượu, bia.
Nhâm nhi một vài miếng bánh mì nướng trước khi uống các thứ có chất cồn sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn say. Lượng carbon trong bánh mì có tác dụng như một bộ lọc trong cơ thể giúp hấp thu hết chất cồn.
Uống một ly sữa nóng trước khi bắt đầu tiêu thụ những loại đồ uống khác sẽ làm chậm quá trình hấp thu chất cồn của cơ thể. Điều này giúp cho hệ tiêu hóa "đối phó" với chất cồn hiệu quả hơn. Acetaldehyde là một chất độc có trong thành phần của cồn khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn say.
Bổ sung các viên vitamin tổng hợp có chứa các chất chống ô xy trước khi uống rượu, bia cũng là một trong những biện pháp chống say hiệu quả.
Ông Jim Koch, người đồng sáng lập công ty bia Boston (Mỹ) cho biết, công ty của mình đã có cách khiến khách hàng không còn cảm thấy say xỉn sau khi uống bia rượu nữa. Đó là uống một thìa men khô (dry yeast) trước khi bắt đầu uống bia rượu. Để ngon miệng hơn, bạn có thể pha với sữa chua. Đây là loại men thường được sử dụng trong chế biến các loại bánh làm từ bột mì, có dạng hạt thô, to, màu nâu. Loại men khô này bạn có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng tạp hóa hay cửa hiệu làm bánh. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại men khô để bạn có thể lựa chọn, nhưng Jim Koch thích nhất các loại men khô theo tiêu chuẩn Fleischmann.
Men khô sẽ phá vỡ các phân tử rượu trước khi rượu kịp tác động lên não. (Ảnh: mogujatosama.rs)
Men khô chứa một loại enzyme có tên là ADH có thể chuyển hóa rượu giống như cách gan của chúng ta chuyển hóa. Nếu có sẵn enzyme này trong dạ dày, rượu vào dạ dày đầu tiên sẽ phải tiếp xúc với nó và phân tử rượu sẽ bị phá vỡ thành các carbon, hydro và oxy trước khi đi vào máu của bạn và tác động đến não. Do đó bạn sẽ không có cảm giác say rượu.
Một số người vẫn truyền nhau cách uống sữa, nước hoa quả hay nhấm nháp một chút thức ăn trước khi chính thức uống rượu để làm giảm cảm giác chóng mặt đau đầu do bia rượu. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng khi bạn biết chắc mình có thể kiềm chế và uống một lượng bia rượu nhỏ.
Nếu áp dụng những bí quyết dưới đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về những triệu chứng khó chịu mà cơn say rượu mang lại sau khi đã dự tiệc xong:
Hãy nhâm nhi và thưởng thức thật chậm các loại đồ uống có chứa chất cồn. Điều này giúp kéo dãn khoảng thời gian xâm nhập của chất cồn vào bên trong cơ thể. Nhờ đó, cơn say sẽ khó làm bạn gục ngã.
Uống một cốc nước ép hoặc nước lọc xen giữa các lần uống rượu, bia sẽ làm giảm bớt nguy cơ bị say. Thông thường, các cơn say chỉ xuất hiện khi cơ thể thiếu nước. Do đó, việc bổ sung nước trong quá trình uống rượu sẽ giúp khắc phục phần nào sự tấn công ồ ạt của chất cồn.
Cơn say sẽ đến nhanh nếu như bạn tiêu thụ loại đồ uống có nồng độ cồn quá cao như rượu đế. Ngoài ra, những loại rượu, bia đậm màu như rum đen, vang đỏ được xem là những lựa chọn có hại nhất vì chúng chứa khá nhiều chất cồn so với các loại nhẹ hơn như vodka, vang trắng...
Đây được xem là một trong những điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ khi tham dự tiệc trong ngày Tết. Những món đồ uống ngọt ngào này sẽ khiến cơ thể mất nước nhiều hơn, đồng thời còn làm tăng cảm giác buồn nôn và váng đầu, khiến tình trạng say trở nên tệ hơn.
Hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn.
Bạn hãy uống nửa ly hoặc một ly sữa trước khi dùng đồ uống có cồn. Sữa khi đến dạ dày sẽ làm giảm khả năng hấp thụ cồn của dạ dày. Rượu vẫn sẽ đi vào cơ thể nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn và gan có thêm thời gian để loại bỏ thêm chất cồn trước khi phần cồn còn lại xâm nhập vào hệ thống thần kinh của bạn. Đây cũng là một cách để bạn bảo vệ sức khỏe khi đi nhậu.
Cách giao tiếp trên bàn nhậu cũng góp phần quan trọng trong việc bạn uống nhiều hay ít. Vẫn có những cách hạn chế bia rượu mà vẫn không làm mất lòng bạn bè đấy.
Bạn có thể rủ mọi người cùng chụp hình tự sướng, chụp hình đồ ăn hay gợi những chủ đề đang nóng hiện nay để cùng bàn luận. Khi bận rộn chụp hình hay nói chuyện, bạn sẽ có ít thời gian uống hơn và bớt say hơn.
Các cách uống rượu không say thật ra khá đơn giản và dễ áp dụng nhưng nhiều khi bạn vẫn có thể quên mất vì mải vui vẻ với bạn bè. Tuy nhiên, việc uống quá nhiều bia rượu không hề tốt cho sức khỏe nên bạn hãy khéo léo tránh những nơi làm mình có nguy cơ say xỉn cao như bar, quán nhậu nhé.
Trong trường hợp bạn đã lỡ bỏ qua những bước để ngăn chặn tình trạng say rượu bia khi tham gia vào bữa tiệc, hãy áp dụng một số cách dưới đây để giải quyết cơn say hiệu quả:
Đây luôn là một trong những cách đơn giản nhất để chữa say. Uống một cốc nước ép, có thể đắp thêm một chiếc khăn mát lên trán trong trường hợp bạn bị nhức đầu, hạn chế các tiếng ồn, kéo rèm cửa lại và ngủ một giấc. Nếu thức giấc giữa chừng, có thể uống thêm một viên vitamin tổng hợp và đi ngủ trở lại.
Hãy uống nước mỗi khi bạn thức giấc nhằm cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể bởi vì mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị say. Do đó, cách tốt nhất để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do cơn say mang lại là nên dùng những món ăn lỏng vào ngày hôm sau. Ngoài ra, bạn có thể uống thêm nước dừa tươi hoặc nước chanh để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
Tình trạng mất nước sau khi say do nôn ói có thể khiến bạn kiệt sức do cơ thể mất nhiều nước, muối và các khoáng chất. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng các gói dung dịch bổ sung muối vốn vẫn được dùng cho các trường hợp bị tiêu chảy cấp. Dung dịch nước muối này sẽ giúp bổ sung một lượng muối nhỏ cùng nhiều chất điện giải để bù nước kịp thời, giảm thiểu được những tác động tiêu cực do cơn say mang lại như nôn, ói, đau nhức...
Cà phê có tác dụng làm dịu cảm giác mệt mỏi luôn đi kèm với các cơn say, đồng thời còn giúp bạn đỡ đau đầu hơn.
Trứng là một lựa chọn hợp lý cho bữa ăn đầu tiên khi bạn đã tỉnh táo sau cơn say. Trong trứng có chứa chất cysteine giúp phá vỡ hàm lượng acetaldehyde (chất cồn) trong cơ thể sau một cuộc chè chén say sưa.
Chất cồn sẽ làm tiêu tan hết lượng kali bên trong cơ thể. Do đó, bạn nên ăn những loại trái cây giàu kali như chuối để bổ sung thêm kali và lượng muối đã mất. Các loại đồ uống thể thao cũng cung cấp khá nhiều kali. Ngoài ra, nên ăn những trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi vì chúng chứa nhiều chất chống ô-xy hóa, giúp bạn hồi phục nhanh chóng hơn sau cơn say.
Khi uống nhiều rượu, bạn sẽ có cảm giác muốn nôn, khi đó bạn không nên uống thuốc chống nôn cũng không nên kìm nén việc buồn nôn.
Việc cần làm là chọn một địa điểm không ai để ý như WC và nôn ngay. Vì nôn là một trong những cơ chế tự bảo vệ của cơ thể giúp đào thải các chất độc ra ngoài một cách nhanh nhất.
Nếu bạn muốn nôn nhưng không nôn được, thì giã nát một ít đậu xanh, thêm nước, đường, uống vào sẽ làm bạn nôn, giúp đẩy mọi thứ trong dạ dày ra, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Từ ngày 1/1/2020 Luật phòng chống tác hại của rượu bia chính thức có hiệu lực cùng với sự ra đời của nghị định 100/2019/NĐ-CP. Chính vì vậy từ 1/1/2020 sẽ chính thức cấm uống rượu bia khi lái xe. Vì vậy, mọi người nên hạn chế uống rượu bia, nếu đã uống rượu bia thì hãy gọi các phương tiện giao thông công cộng để tránh xảy ra tai nạn không đáng có trong dịp Tết.