Cá mập khổng lồ Megalodon vẫn còn sống dưới biển sâu?

  •   4,3115
  • 159.277

Cá mập megalodon (C. megalodon) được coi là loài cá mập lớn nhất từng sống trên Trái đất và là một trong những loài săn mồi có xương sống lớn nhất trong lịch sử tự nhiên. Những con Megalodon tung hoành ở các đại dương từ khoảng 28 triệu năm cho đến tầm 1,6 triệu năm trước, cho đến khi chúng biến mất hoàn toàn trong sự kiện tuyệt chủng ở kỷ Pleistocene.

>>> 10 quái vật tiền sử gây kinh hoàng biển cả

Megalodon, như chúng ta biết, là một quái vật khổng lồ. Một số răng được phát hiện từ hóa thạch của loài săn mồi lớn này đạt tới chiều dài hơn 17cm (7 inch), nhưng đa số dài từ 3 đến 5 inch (vẫn lớn). Mô hình tái tạo thông qua hàm và các hóa thạch sót lại giúp cho ta đưa giả thuyết chiều dài tối đa của chúng có khả năng đạt tới 54 feet (16,5m), gấp khoảng 3 lần cá mập trắng lớn (C. carcharias). Khi so sánh với nhau, khủng long bạo chúa T-rex thật sự “chưa đủ tuổi”.

Sự phân bố rộng rãi của các hóa thạch, cụ thể là răng, cho thấy chúng là một loài có phân bố rộng ở nhiều môi trường biển, các vùng nước ấm và nước nông ôn đới. Megalodon nằm trên đỉnh của chuỗi thức ăn và ăn những con mồi lớn như Cetacean (tổ tiên của cá voi và cá heo ngày nay).

Megalodon, như chúng ta biết, là một quái vật khổng lồ.
Megalodon, như chúng ta biết, là một quái vật khổng lồ.

Như đã nói, Megalodon đã tuyệt chủng khoảng 1,6 triệu năm trước. Nhưng có vài cá nhân không đồng ý với kết luận này, tin rằng chúng vẫn tồn tại. Không may là một vài tài liệu (có sử dụng cảnh quay giả) đã thuyết phục nhiều người tin rằng Megalodon lẩn trốn trong đại dương. Vậy nên ta hãy cùng nhìn các lập luận thường thấy và hi vọng có thể đạt được một kết luận hợp lý.

Đầu tiên, không có bằng chứng trực tiếp nào cho thấy Megalodon còn sống. Sau đó, chúng ta đều biết: không có bằng chứng không có nghĩa là bằng chứng không có. Dẫn tới lập luận như sau: không tìm được bằng chứng cho thấy Megalodon còn sống nhưng không có nghĩa là bằng chứng không có (không có nghĩa là chúng không tồn tại).

Hãy nhìn theo khía cạnh khác, rất là khó để chứng minh thứ gì đó không tồn tại, tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng Megalodon vẫn luẩn quẩn đâu đó ngoài đại dương.

Có rất nhiều nhân chứng, mô tả về những con cá mập khổng lồ trong lịch sử, thậm chí cả hình ảnh. Một trong những bức ảnh đặc biệt gây nhiều tranh cãi là hỉnh ảnh chiếu trong bộ phim tư liệu của kênh Discovery Channel (thật chất là hư cấu) cho thấy khoảng cách từ vây lưng và vây đuôi của một con cá mập bên cạnh một chiếc tàu ngầm, trải dài tới tận 64 feet. Hình ảnh này là giả. Tư liệu này thật sự chỉ là “mockumentary” - phim tài liệu viễn tưởng, điều đó được đính chính tại mục từ chối trách nhiệm nhỏ lúc hết phim. Thêm nữa, 64 feet (gần 20m) là hoàn toàn lớn hơn chiều dài toàn thân được ước lượng của Megalodon! Mà đây chỉ là từ vây lưng tới vây đuôi thôi đấy! Những “nhà khoa học” xuất hiện trong tư liệu mang tên “Megalodon – Cá mập khổng lồ còn sống”, cũng chỉ là diễn viên. Thật đáng tiếc.

Bảng so sánh kích thích các loại cá mập.Bảng so sánh kích thích các loại cá mập.

Phác thảo của cá mập khổng lồ trôi dạt vào bờ biển nhiều năm trước hầu như là của cá mập trắng lớn và cá nhám lớn/cá mập tắm nắng (barking shark) được thổi phồng lên quá mức mà thôi. Không thể nào xem bản phác họa như là một bằng chứng được, khoa học không phải giải quyết vấn đề như vậy. Bản thân các nhân chứng cũng không đáng tin cậy, nhất là khi họ thấy động vật đang thối rữa, phân hủy. Với một người thiếu kinh nghiệm, không được đào tạo thì cá mập voi hay barking shark nhìn giống như một con cá mập lớn màu trắng. Đây là một sai lầm thường gặp.

Một số phát hiện khoa học bất ngờ đã làm tăng lên niềm tin rằng Megalodon vẫn tồn tại; cá vây tay (coelacanths) và cá mập miệng rộng (megamouth shark). Cá vây tay là loài cá cổ đại được cho đã tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn trắng (Cretaceous), khoảng 65 triệu năm trước. Tuy nhiên, đáng mừng cho cộng đồng khoa học là chúng được phát hiện vào năm 1938 và 1952. Từ đó trở đi, chúng được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Cá vây tay thực chất cũng khó bắt gặp, vì chúng sống dưới độ sâu lớn, hầu hết thời gian chúng sống trong các hang động. Chỉ do chúng ta đã sai về cá vây tay, không có nghĩa là Megalodon còn sống.

Cá mập miệng rộng được phát hiện vào năm 1976. Đây là ăn động vật phù du, đạt chiều lên tới 15 feet (4,5m), khá to. Đúng là điều này cho thấy các loài cá mập lớn có thể lẩn tránh được tầm quét của radar và không bị chú ý trong nhiều năm, nhưng một lần nữa không có nghĩa là megalodon còn sống. Cá mập miệng rộng là loài ăn phù du và bơi dưới các tầng nước sâu trong lúc mặt trời chưa lặn, việc này làm chúng khó bị tìm thấy.

Cá mập thường rụng răng, nhưng chúng ta chưa tìm tìm cái răng nào của Megalodon cho thấy chúng vừa rụng.

Một ý kiến khác thỉnh thoảng xuất hiện, liệu megalodon đang ẩn náu dưới đáy biển sâu thẳm, thoát khỏi tầm phát hiện của chúng ta? Chắc là không rồi. Bằng chứng hóa thạch của chúng giúp ta biết chúng thích vùng nước nông, ấm và sống ở khu vực có nhiều con mồi lớn để duy trì dân số. Chúng cũng dùng các bãi biển để sinh sản. Hơn nữa, có giả thuyết nghĩ rằng một trong những yếu tố làm Megalodon tuyệt chủng là sự di cư của con mồi xuống tầng nước lạnh hơn, dẫn đến hạn chế thức ăn. Chúng không thể thích nghi với cuộc sống ở tầng nước sâu (độ sâu thực sự sâu làm chúng ta không tìm được chúng).

Megalodon thì khổng lồ và cần “khẩu phần ăn” từ các loài vật lớn.
Megalodon thì khổng lồ và cần "khẩu phần ăn" từ các loài vật lớn.

Và, con người chỉ mới khám phá được phần rất nhỏ của các đại dương. Đó là sự thật. Nhưng SỐ LƯỢNG RẤT LỚN sự sống dưới biển gần như ở vài trăm mét đầu tiên, nơi mà ánh sáng có thể chiếu tới. Dưới khoảng đó, sự sống trở nên cực kì khắc nghiệt và động vật kích thước lớn rất hiếm. Megalodon thì khổng lồ và cần “khẩu phần ăn” từ các loài vật lớn. Vậy thì có thể Megalodon không tuyệt chủng mà tiến hóa theo dạng nhỏ hơn, phù hợp với cuộc sống dưới đáy sâu? Và đó không phải là Megalodon nữa rồi.

Thậm chí nếu bằng cách nào đó, chúng ẩn náu dưới đáy biển sâu như loài mực khổng lồ - chúng ta có tư liệu bằng chứng về mực khổng lồ. Xúc tu và xác mực trôi dạt vào bờ biển nhiều năm, và phim về chúng được quay lại trong nhiều năm trở lại đây. Tôi muốn lặp lại một lần nữa, Megalodon là quái vật khổng lồ! Chúng ta sẽ tìm thấy nếu chúng thật sự còn sống. Chúng sẽ cắn phập, xé xác cá mập lớn và cá voi. Ta sẽ thấy vết răng, vết sẹo lớn trên cá voi do bị tấn công mà lớn hơn bất cứ loài cá mập nào từng được biết. Sẽ là một cảnh tượng ngoạn mục, nhưng thật không may, sẽ không ai thấy được điều đó.

Chúng tôi tin, hầu hết mọi người tin rằng Megalodon đã tuyệt chủng, nhưng với số ít còn lại vẫn tin loài này vẫn còn sống – chúng tôi hi vọng bài viết này đủ sức thuyết phục các bạn là khoa học chứng minh điều ngược lại.

Cập nhật: 26/11/2024 Nguyễn Đình Uy (Theo iflscience)
  • 4,3115
  • 159.277