Đã bao giờ bạn tự hỏi, các điểm cực Đông, Tây, Nam, Bắc của Việt Nam nằm ở đâu không? Nếu đang thắc mắc thì mời bạn cùng xem bài viết dưới đây nhé!
Cho đến nay, vẫn còn nhiều cuộc tranh cãi xung quanh vấn đề Mũi Đôi (Khánh Hòa) hay Mũi Điện (Phú Yên) mới là điểm cực Đông của Việt Nam. Đã có rất nhiều nhóm du lịch đã tới đây và sử dụng những thiết bị định vị GPS để tìm câu trả lời cho vấn đề này. Theo đa phần mọi người thừa nhận rằng Mũi Đôi của tỉnh Khánh Hòa chính là nơi đón ánh nắng đầu tiên trên lãnh thổ Việt Nam.
Điểm cực Đông của Việt Nam.
Cửa khẩu A Pa Chải - Ngã ba biên giới Việt - Lào - Trung thuộc địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Điểm cực Tây của Việt Nam.
Các thành phố lân cận: Thành phố Lào Cai, Thành phố Ngọc Khê, Thành phố Hà Giang
Điểm cực Nam của Việt Nam.
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.
Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm cực Tây của tỉnh Cà Mau.
Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' (hoặc 8°30') độ vĩ Bắc, 104°40' (hoặc 104°50') độ kinh Đông.
Điểm cực Bắc của Việt Nam.
Đỉnh Lũng Cú - Điểm cực Bắc của Tổ quốc Việt Nam - Thuộc tỉnh Hà Giang - Vĩ độ: 23°22'59"B - Kinh độ: 105°20'20"Đ.
Xã Lũng Cú bao gồm chín thôn, bản, tất cả ở độ cao trung bình 1.600-1.800 mét so với mặt biển. Ở những nơi này vào mùa đông thời tiết rất lạnh và có cả tuyết rơi. Phía trái thung lũng Thèn Ván thăm thẳm, rộng khoảng 50 ha, bên phải là đầu nguồn sông Nho Quế, bắt nguồn từ Mù Cảng - Vân Nam - Trung Quốc đổ về Đồng Văn, Mèo Vạc, núi non trùng điệp hùng vĩ vào bậc nhất đất nước.