Các hiện tượng siêu nhiên, thần bí là có thật?

  •   3,539
  • 83.857

Các hiện tượng siêu nhiên luôn là bí ẩn thách đố các nhà khoa học. Và khi chưa có được lời giải thích khoa học cho các hiện tượng thần bí này thì niềm tin vào chúng được cho là mê tín. Nhưng trong lịch sử khoa học có không ít các nhà khoa học tin vào các hiện tượng này và theo đổi các công trình nghiên cứu về chúng.

Nhà triết học và tâm lý học William James là một trong những nhà nghiên cứu tâm lý đầu tiên đã làm việc với hàng loạt các hiện tượng siêu nhiên và thôi miên.

Cho đến ngày nay, các công trình của ông vẫn được đánh giá cao và tiếp tục được nghiên cứu, ông vẫn tiếp tục sự hoài nghi về mối quan hệ giữa sức mạnh tâm linh với các hiện tượng kì bí.

Giống như trường hợp Thomas Edison và Freeman Dyson, người ta không thực sự cho rằng James là một nhà khoa học tin tưởng vào các hiện tượng siêu nhiên, tuy nhiên ba người họ đều đã cống hiến sức lực và nguồn lực đáng kể để nghiên cứu về lĩnh vực này. Những nhà khoa học khác đã tiếp tục theo đuổi công trình của họ và đã đi đến nhiều kết luận đa dạng và gây tranh cãi.

Thuyết đồng phương tương tính của Carl Jung và câu chuyện về con bọ hung vàng

Thuyết đồng phương tương tính của Carl Jung

Bác sĩ tâm thần nổi tiếng và nhà tâm lý Carl Jung được biết đến chủ yếu về công việc nghiên cứu về ý thức con người, ông cũng đã dành 20 năm nghiên cứu thuyết đồng phương tương tính, là những "ngẫu nhiên có ý nghĩa", theo một cách thức nhân-quả phi tuyến tính, ám chỉ các hiện tuợng trùng hợp ngẫu nhiên rất lý thú trong cuộc sống. Học thuyết này không được coi là thuộc về lĩnh vực siêu nhiên, nhiều người coi đây là nền tảng của lý thuyết hiện đại thừa nhận ý thức là một lực lượng sáng tạo trong vũ trụ.

Ông Jung đã có một trải nghiệm ấn tượng và kì lạ với một bệnh nhân: Trong khi bệnh nhân này ngẫu nhiên đề cập đến giấc mơ của cô về một con bọ hung vàng, thì đúng lúc đó, một con bọ rầy, hay còn gọi là bọ hung vàng va đập vào cửa văn phòng của ông Jung. Khi ông mở cửa, con bọ bay vào văn phòng của ông. Ông bắt lấy con bọ trong tay và đưa nó cho bệnh nhân.

Tuy đây chỉ là những ngẫu nhiên tình cờ, cuộc sống lắm khi cũng có các biến cố với những chi tiết trùng hợp rất hy hữu. Tuy nhiên, câu chuyện của Carl Jung vẫn là một ví dụ kinh điển.

Wolfgang Pauli và hiện tượng Viễn di sinh học vĩ mô

Wolfgang Pauli là một nhà vật lý lý thuyết và tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử. Ông cũng tin vào học thuyết đồng phương tương tính của ông Jung.

Giai thoại về ông theo các đồng nghiệp của Pauli kể lại thì cứ hễ mỗi lần Pauli xuất hiện ở phòng thí nghiệm thì y như rằng sẽ có một cái gì đó hỏng: mất điện, rò rỉ ống chân không, đổ vỡ dụng cụ... và từ đó họ truyền miệng cái gọi là "hiệu ứng Pauli".

Wolfgang Pauli và hiện tượng Viễn di sinh học vĩ mô
Wolfgang Pauli là một nhà vật lý lý thuyết và tiên phong trong lĩnh vực cơ học lượng tử

Học thuyết này cho rằng con người có thể làm gián đoạn điện tử thông qua một số loại hiện tượng "Viễn di sinh học vĩ mô". Tên của hiệu ứng này đã được đặt theo tên của Pauli vì những lần ông xuất hiện mà thiết bị phòng thí nghiệm bị hỏng có số lượng quá bất thường. Người ta còn nói rằng, bạn của ông, nhà vật lý thực nghiệm Otto Stern thậm chí đã cấm Pauli đến phòng thí nghiệm của mình vì sợ rằng sự xuất hiện của Paul sẽ phá hỏng hết các thiết bị của ông.

Bản thân Pauli đã giải thích niềm tin của mình vào những hiện tượng siêu nhiên khi ông công khai tin tưởng vào “sự tồn tại của các thực thể tâm linh tương đối ổn định có cái tôi cá nhân. Tất cả những hiện tượng mà chúng ta có thể quan sát được là ảnh hưởng của họ lên cuộc sống của những người khác, nơi mà mức độ tinh thần và cá tính có liên quan đến các thực thể đó”.

Về cơ bản, Pauli tin vào Viễn di sinh học trước khi khoa học có cái tên chính xác cho nó.

*Viễn di sinh học (psychokinesis/telekinesis) là khả năng dùng tâm trí tác động lên thế giới vật chất mà không dùng đến các tương tác vật lý đã biết. Ví dụ điển hình của viễn di sinh học là dùng ý nghĩ làm cong thìa hay tác động lên bộ phát số ngẫu nhiên.

Nhà nhân chủng học Margaret Mead tin vào sức mạnh tâm linh

Nhà nhân chủng học Margaret Mead tin vào sức mạnh tâm linh

Margaret Mead là một nhà nhân chủng học văn hóa Mỹ, những người đã dành phần lớn sự nghiệp của mình viết về tập tục tình dục trong xã hội. Một trong những câu nói nổi tiếng của cô viết đó là: “Không bao giờ nên nghi ngờ một nhóm người sâu sắc, tận tụy có thể thay đổi cả thế giới. Thực ra đó là điều duy nhất từng xảy ra”.

Bà Mead là một người theo đạo Ki tô nhánh Anh giáo tin tưởng mạnh mẽ vào sức mạnh tâm linh thông qua việc bà đề cập đến những người sở hữu năng lực ví dụ như năng lực thôi miên.

Nhà vật lý đoạt giải Nobel Brian Josephson và lĩnh vực cận tâm lý học (Parapsychology)

Nhà vật lý đoạt giải Nobel Brian Josephson và lĩnh vực cận tâm lý học

Brian Josephson là một nhà vật lý đoạt giải Nobel, là người đã nghiên cứu các mối liên kết giữa não và thế giới huyền bí trong hơn 40 năm. Nghiên cứu gây nhiều tranh cãi của ông đào sâu vào một lĩnh vực được gọi là cận tâm lý học.

Ông tuyên bố rằng sự rối ren của lượng tử đã mở ra khả năng ý thức ảnh hưởng đến vũ trụ vật lý thông qua thần giao cách cảm, viễn di sinh học và thiền định siêu việt.

Phần lớn các đồng nghiệp phủ nhận lý thuyết của ông, đặc biệt là ý tưởng về trí nhớ của nước và nhiệt hạch lạnh.

Tiến sĩ Fred Alan Wolf: Các giao điểm của vật chất và ý thức

Tiến sĩ Fred Alan Wolf: Các giao điểm của vật chất và ý thức

Tiến sĩ Fred Alan Wolf là người có các công trình ảnh hưởng bởi lý thuyết của các nhà khoa học thực nghiệm đời đầu như David Bohm và Pribram Karl. Ông cũng tin tưởng vào sự tồn tại của các kết nối huyền bí giữa vật chất và ý thức. Ông đã viết nhiều cuốn sách và các bài phát biểu ở hội thảo TED (hội thảo về công nghệ, giải trí và thiết kế) cùng nhiều bài thuyết trình khác.

Các câu nói gây nhiều tranh cãi của ông là: “Có đầy đủ bằng chứng để chỉ ra rằng trong bản chất sự hình thành vũ trụ vật lý có hiện diện yếu tố gọi là tâm linh”.

"Linh hồn là phi vật chất nên không bị giới hạn bởi chuyển động trong thế giới giới vật chất. Chúng có thế di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng… Vì vậy, tại thời điểm của cái chết, hoặc trong trải nghiệm cận tử đã cho thấy quá trình con người chuyển đổi từ thế giới vật chất-nơi hoạt động ở tốc độ chậm hơn tốc độ ánh sáng- sang một thế giới vận động nhanh hơn tốc độ ánh sáng”.

Tiến sĩ Amit Goswami và Quyền năng vô hạn

Được biết đến như một trong những nhà khoa học được nhắc đến trong bộ phim Quyền năng vô hạn (What bleep do we know?), Giáo sư Goswami là một nhà vật lý lượng tử lý thuyết. Ông là người tin rằng ý thức là cơ sở cho tất cả các tồn tại và vũ trụ là tự nhận thức. Goswami coi mình là một "nhà hoạt động học lượng tử", ông đã viết 8 cuốn sách về đề tài này.

Tiến sĩ Amit Goswami và Quyền năng vô hạn

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông giải quyết vấn đề đo lường lượng tử trong các quan sát nổi tiếng về vật lý lượng tử.

Ông viết: "Ý thức là nền tảng của tất cả sự sống. Theo quan điểm này, ý thức áp đặt "quan hệ nhân quả”. Nói cách khác, ý thức tự do của chúng ta là có thật. Khi chúng ta hành động ở thực tại, chúng ta thực sự đang hành động với sức mạnh nhân quả. Quan điểm này không phủ nhận rằng vật chất này cũng có tiềm năng nhân quả - nó không phủ nhận rằng có nguyên nhân từ năng lượng hạt cơ bản trở lên. Nó xuất hiện trong quá trình sáng tạo của con người và thực hiện hành vi, hoặc khi con người đưa ra các quyết định đạo đức. Ở những thời điểm này, con người thật sự nhận thức được quan hệ nhân quả bằng ý thức hoặc khi chúng ta đưa ra quyết định đạo đức”.

Tiến sĩ Stuart Hameroff – Linh hồn và thuyết lượng tử

Tiến sĩ Stuart Hameroff – Linh hồn và thuyết lượng tử

Tiến sĩ Stuart Hameroff tin tưởng vào lý thuyết về Orch-OR (mô hình ý thức) khẳng định rằng linh hồn con người được chứa bên trong các cấu trúc được gọi là những ống siêu nhỏ của tế bào não. Theo lý thuyết này, khi chúng ta chết, các “lượng tử linh hồn” này sẽ được phân phối trở lại vũ trụ.

Hameroff tin lý thuyết của ông có thể giúp giải thích các trải nghiệm lạ thường ở các trường hợp cận tử, khi mà mọi người dường như đã rời khỏi cơ thể của họ, sau khi tim đã ngừng đập và sau đó họ trở lại với rất nhiều hình ảnh về thế giới khác. Một trong những trải nghiệm cận tử gần đây và đáng chú ý nhất đã xảy ra với một người theo chủ nghĩa vô thần là tiến sĩ Eben Alexander.

Tiến sĩ Eben Alexander xác tín: Thiên đàng là có thật

Tiến sĩ Eben Alexander xác tín: Thiên đàng là có thật

Tiến sĩ Eben Alexander có thể xem như là người gây ra nhiều tranh cãi nhất trong danh sách này.

Alexander tuyên bố đã đến thăm thiên đường trong một trải nghiệm cận tử. Kinh nghiệm của ông được ghi lại trong cuốn sách ông viết: Bằng chứng về thiên đàng: cuộc hành trình của một bác sĩ giải phẫu sau khi chết. Trong đó kết luận rằng cuộc sống không kết thúc sau khi chết, mà có sự phục sinh tâm lý ở các trạng thái khác nhau.

Ngoài ra, trong lịch sử, còn có rất nhiều các nhà khoa học nổi tiếng tin vào thế giới tâm linh như: Alfred Wallace, Ron Pearson, Charles Richet, George Meek, và rất nhiều người khác.

Cập nhật: 26/03/2018 Theo ANTĐ
  • 3,539
  • 83.857