Các loài thú lớn Úc tuyệt chủng "do con người"

  •  
  • 3.380

Chính con người đã săn bắt dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài thú lớn ở Úc cách đây 40.000 năm, theo nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí Science.

Trước đây, sự tuyệt chủng trên diện rộng của nhiều loài động vật có xương sống khổng lồ ở Úc đã gây không ít tranh cãi. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó có giả thuyết biến đổi khí hậu.

Theo nghiên cứu mới đây, chính con người là nguyên nhân khiến các loài thú lớn ở Úc sống cách đây 40.000 năm bị tuyệt chủng
Theo nghiên cứu mới đây, chính con người là nguyên nhân khiến
các loài thú lớn ở Úc sống cách đây 40.000 năm bị tuyệt chủng

Tuy nhiên sau khi nghiên cứu các mẫu phân có niên đại 130.000-41.000 năm trước (thời điểm con người xuất hiện ở Úc), cũng như qua phân tích các mẩu than và phấn hoa, các nhà khoa học kết luận hoạt động săn bắn của con người và hỏa hoạn mới là nguyên nhân.

Cụ thể, khi nghiên cứu các mẩu than và phấn hoa lấy từ miệng núi lửa Lynch's - một miệng núi lửa chứa đầy trầm tích ở Queensland và được bao quanh bởi các khu rừng mưa nhiệt đới, họ phát hiện vào thời điểm xảy ra cuộc tuyệt chủng, không có quá trình thay đổi khí hậu nào diễn ra. Thay vào đó, họ nhận thấy số các vụ cháy tăng lên trong thời kỳ này.

Các nhà khoa học cho rằng dựa vào những điều đó, có thể kết luận chính con người đã săn bắn làm quần động vật lớn tuyệt chủng, kéo theo những biến đổi lớn về sinh thái học.

Quần động vật lớn gồm loài kangaroo lớn cao đến 3m, sư tử có túi, các loài chim và bò sát khổng lồ.

Loài kangaroo ăn cành non nay đã biến mất
Loài kangaroo ăn cành non nay đã biến mất

Theo Tuổi Trẻ
  • 3.380