Cách xử lý khi bị nhựa cây xương rồng bắn vào mắt

  •  
  • 188

Cây xương rồng tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng lại chứa chất độc, nên cần biết cách sử dụng cho đúng. Nhiều người vào viện do nhựa xương rồng bắn vào mắt ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực.

Theo ThS Đặng Thị Phương - phụ trách khoa mắt của bệnh viện: Việc để nhựa xương rồng bắn vào mắt có thể gây ra bỏng kết giác mạc, nhiễm trùng mắt, có thể ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh.

Nhựa xương rồng bắn vào mắt làm ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực.
Nhựa xương rồng bắn vào mắt làm ảnh hưởng đến giác mạc, thị lực.

Việc cần làm là nhanh chóng rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc rửa dưới vòi nước sạch để loại bỏ nhiều nhất có thể nhựa xương rồng trong mắt. Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế có chuyên khoa về mắt để kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời.

Tuyệt đối không dụi mắt, hay nhỏ bất cứ loại thuốc gì khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các chuyên gia y tế cảnh báo mặc dù thành phần của cây xương rồng có nhiều hoạt chất có thể chữa bệnh nhưng dược liệu này vẫn có độc tính, nên để tránh những mối nguy tiềm ẩn cho sức khỏe, người bệnh cần có sự chỉ dẫn cụ thể về liều lượng, cách dùng,... từ thầy thuốc Đông y.

Khi dùng cây xương rồng như một dược liệu chữa bệnh nên chú ý:

  • Không để phần nhựa trong cây xương rồng tiếp xúc với da và mắt vì độc tính của nhựa xương rồng khá cao.
  • Nếu dùng cây xương rồng để nấu ăn hoặc sắc nước uống cần rửa thật sạch để trôi hết phần mủ. Trường hợp mủ của cây xương rồng không được loại bỏ hết trước khi dùng có thể khiến người bệnh bị ngộ độc với các dấu hiệu như: chóng mặt, ngứa niêm mạc, tiêu chảy, nôn,...
  • Có rất nhiều loại xương rồng nhưng không phải loại nào cũng có thể dùng chữa bệnh, nên cần tìm để dùng đúng loại xương rồng 3 cạnh và xương rồng bẹ.
  • Nếu nướng thân cây xương rồng hoặc phần lá để trị bệnh thì cần kiểm soát nhiệt độ, tránh đặt lá lên lưng khi còn quá nóng vì có thể gây bỏng.
  • Không dùng cây xương rồng trị bệnh trong một thời gian dài vì có thể bị kích ứng niêm mạc, tiêu chảy,...
  • Nên chọn thân cây xương rồng có nhiều thịt, bánh dày, còn tươi để dùng trong các bài thuốc chữa bệnh vì đây là yếu tố giúp đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao nhất.
  • Không dùng xương rồng để chữa bệnh người cho con bú và thai phụ.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng

Không những để...ăn, xương rồng còn có thể tạo ra năng lượng sạch

Khám phá những cây xương rồng quý hiếm có giá hàng chục triệu đồng

Cập nhật: 19/09/2024 Tuổi Trẻ
  • 188