Cận cảnh kính thiên văn lớn nhất thế giới

  •   52
  • 5.112

Đài thiên văn Nam Âu (ESO) vừa công bố một số bức ảnh về ALMA, kính thiên văn vô tuyến lớn nhất thế giới.

>>> Kính thiên văn lớn nhất thế giới vận hành

ALMA (Atacama Large Millimeter Array) được khởi động từ năm 2003, từng thực hiện quan sát khoa học từ nửa cuối năm 2011, nhưng ngày 13/3, nó mới bắt đầu chính thức đi vào vận hành toàn bộ tại Chile.
ALMA (Atacama Large Millimeter Array) được khởi động từ năm 2003, từng thực hiện quan sát khoa học từ nửa cuối năm 2011, nhưng ngày 13/3, nó mới bắt đầu chính thức đi vào vận hành toàn bộ tại Chile.

ALMA đặt ở sâu trong sa mạc Atacama, cao nguyên Chajnantor, miền bắc Chile, nơi hơi nước trong bầu khí quyển trái đất không cản trở tầm nhìn, thuận lợi cho việc quan sát.
ALMA đặt ở sâu trong sa mạc Atacama, cao nguyên Chajnantor, miền bắc Chile, nơi hơi nước trong bầu khí quyển trái đất không cản trở tầm nhìn, thuận lợi cho việc quan sát.

Tuy nhiên vị trí cao và khô nóng cũng gây khó khăn cho các nhà khoa học làm việc tại đây.
Tuy nhiên vị trí cao và khô nóng cũng gây khó khăn cho các nhà khoa học làm việc tại đây.

Kính thiên văn ALMA thiết kế để quan sát những sự kiện xảy ra vài trăm triệu năm sau khi vũ trụ hình thành. Đó là giai đoạn mà những ngôi sao đầu tiên bắt đầu phát sáng. Alma sẽ giúp loài người hiểu tại sao vũ trụ có diện mạo và cấu trúc như ngày nay.
Kính thiên văn ALMA thiết kế để quan sát những sự kiện xảy ra vài trăm triệu năm sau khi vũ trụ hình thành. Đó là giai đoạn mà những ngôi sao đầu tiên bắt đầu phát sáng. Alma sẽ giúp loài người hiểu tại sao vũ trụ có diện mạo và cấu trúc như ngày nay.

ALMA gồm 66 ăngten parabol rất lớn (50 ăngten đã vận hành trong ngày khánh thành), mỗi chiếc cao khoảng 12m và nặng trên 100 tấn. Khi kết nối lại với nhau, chúng tạo thành kính thiên văn vô tuyến khổng lồ có đường kính 16km.
ALMA gồm 66 ăngten parabol rất lớn (50 ăngten đã vận hành trong ngày khánh thành), mỗi chiếc cao khoảng 12m và nặng trên 100 tấn. Khi kết nối lại với nhau, chúng tạo thành kính thiên văn vô tuyến khổng lồ có đường kính 16km.

Những kính thiên văn quang học, như kính viễn vọng không gian Hubble, cũng có thể quan sát các ngôi sao. Nhưng điểm khác biệt của ALMA là nó có khả năng thu thập những dạng ánh sáng mà mắt người không thể thấy. Nhờ đó mà nó có thể phát hiện những đám mây lạnh, đặc - thứ tạo nên các vì sao.
Những kính thiên văn quang học, như kính viễn vọng không gian Hubble, cũng có thể quan sát các ngôi sao. Nhưng điểm khác biệt của ALMA là nó có khả năng thu thập những dạng ánh sáng mà mắt người không thể thấy. Nhờ đó mà nó có thể phát hiện những đám mây lạnh, đặc - thứ tạo nên các vì sao.

Kính ALMA là kết quả của sự hợp tác nhiều quốc gia bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Chile với chi phí ước tính trên 1 tỷ euro.
Kính ALMA là kết quả của sự hợp tác nhiều quốc gia bao gồm Liên minh châu Âu, Mỹ, Nhật Bản và Chile với chi phí ước tính trên 1 tỷ euro.

Theo VNE
  • 52
  • 5.112