Căn cứ chứng minh Rùa Hồ Gươm là "hậu duệ" thần rùa

  •   2,811
  • 16.861

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

GS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội và các cộng sự đã có một công trình nghiên cứu gần 10 năm về nguồn gốc Rùa Hồ Gươm.

Kết quả phân tích cho thấy, cụ Rùa hồ Gươm thuộc loài rùa lớn mai mềm nước ngọt ở Việt Nam, được phân bố tại nhiều điểm khác nhau trên sông Hồng, sông Mã, sông Đà... thuộc miền Bắc nước ta.


Cảnh vây bắt Rùa Hồ Gươm ngày 1/4

Cụ Rùa Hồ Gươm thuộc loài giải Thượng Hải, 1 trong số 5 loài của họ ba ba (gồm giải Thượng Hải, giải khổng lồ, ba ba gai, ba ba trơn và cua đinh). Việc giải mã ADN 3 mẫu rùa khổng lồ ở đền Ngọc Sơn, Hồ Gươm, Hà Nội (nặng 200kg), ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa (nặng 150kg) và Bảo tàng tỉnh Hòa Bình (nặng 121kg) đã cho kết quả là cùng một giống.

Theo GS Lê Trần Bình, giả thuyết cho rằng, cụ Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết Hoàn Kiếm cho rùa vàng được ghi trong Lam Sơn thực lục do chính Lê Thái Tổ viết (sau) khi lên ngôi vua 1428, tính đến nay đã 582 năm là hoàn toàn có cơ sở.

Tuy nhiên, trong tất cả những công trình nghiên cứu, rùa thọ nhất chỉ sống được 160 năm. Nhưng cũng có thể hiểu, cụ Rùa hồ Gươm dù không phải chính là cụ đã được vua Lê trả gươm, nhưng rất có thể đó là thế hệ con cháu của rùa thần trong truyền thuyết.

Theo nhiều tài liệu, Tháp Rùa được xây năm 1884. Đến nay, ngọn tháp này mới chỉ khoảng 119 - 120 tuổi. Giả sử khi xây Tháp Rùa xong (1885), nếu rùa có tiếp tục được thả mới xuống hồ, đến nay là 119 năm. Nếu rùa lúc thả khoảng 30 - 40 tuổi, thì đến nay rùa Hồ Gươm ít nhất sẽ phải trên 150 tuổi. Nếu cụ Rùa hồ Gươm đã khoảng 150 tuổi thì chắc hẳn thời gian sống của rùa sẽ không còn nhiều.

Ông Lê Đức Minh, cán bộ của Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên - Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích thêm, sông Hồng chính là hành lang di chuyển của loài rùa Hồ Gươm. Hàng vài trăm năm nay, nó đã theo đường sông Hồng để phát tán vào các ao, đầm, hồ quanh đó.

Tháng 12/2008, Trung tâm đã lấy mẫu ADN của rùa Đồng Mô để tiến hành phân tích. Kết quả bước đầu cho thấy, cá thể này có khá nhiều điểm giống với cụ Rùa Hồ Gươm. Mặc dù vẫn có những sai khác nhưng chỉ khác ở mức độ quần thể chứ không ở mức loài.

Theo Bee.net
  • 2,811
  • 16.861