Cận thị không đeo kính có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người mắc tật khúc xạ nếu biết cách. Tuy nhiên, cận thị không đeo kính ở những trường hợp đặc biệt có thể gây nhiều trở ngại cho người bệnh trong cuộc sống.
Vấn đề cận thị không đeo kính, không bị cận mà đeo kính cận, lần đầu đeo kính cận, đeo kính cận nhìn vật bị cong, đeo kính thấp hơn độ cận… đều khiến những người mắc tật khúc xạ lo lắng và quan tâm.
Người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa.
Cận thị là một loại tật khúc xạ phổ biến nhất ở trẻ em và đang có xu hướng ngày càng tăng. Người bị cận thị chỉ có thể nhìn được những vật ở gần mà không nhìn rõ những vật ở xa, do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng hội tụ ở trước võng mạc thay vì phải hội tụ tại đúng võng mạc.
Cận thị làm giảm sức nhìn của con người, nếu không dùng kính sẽ ảnh hưởng đến thị lực nhìn xa gây cản trở, khó khăn trong công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mắt cận thị muốn nhìn rõ được vật thì phải đưa ra gần sát mắt, gần hơn nhiều so với người bình thường, đặc biệt khi cận thị trung bình và nặng.
Việc đeo kính cận thường xuyên giúp chức năng nhìn của mắt trở về gần như người bình thường, nhìn xa rõ mà nhìn gần cũng không phải đưa sát mắt, nhất là lúc đi ngoài đường, xem vô tuyến là rất cần thiết.
Tuy nhiên, việc đeo kính thường xuyên có thể khiến mắt bị mỏi, bị khô hay vướng víu khi muốn tham gia các hoạt động thể thao, khi đi trong nắng gắt hay mưa to.
Bệnh nhân sẽ cảm thấy vướng víu khi đeo kính cho người bị cận, nhưng lại thường cảm thấy gặp nhiều trở ngại trong sinh hoạt hàng ngày nếu thiếu đi cặp kính. Họ có thể phải khó khăn khi sáng thức dậy khó nhìn rõ mọi vật xung quanh, vất vả trong việc đi tìm kính, đi đường gặp bạn bè người thân cũng không nhìn rõ và đặc biệt là rất khó khăn khi tham gia giao thông khi không có sự hỗ trợ của cặp kính cận.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, không nhất thiết bị cận thị là phải đeo kính.
Theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, không nhất thiết bị cận thị là phải đeo kính. Trường hợp bị cận dưới 0,75 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên. Khi ở ngưỡng 1 – 2 độ, người bệnh chỉ nên đeo khi cần nhìn mọi vật ở xa, hạn chế sự điều tiết của mắt. Bạn cũng lưu ý những lúc nhìn gần như vậy cần ngồi những nơi có đủ ánh sáng và không nên đọc tài liệu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới thị lực.
Trong trường hợp mắt phải làm việc nhiều, khoảng 30 –60 phút, nên nghỉ ngơi, tháo kính thư giãn mắt tìm chỗ thoáng, nhìn vào những vậ tở xa.
Không bị cận mà đeo kính cận cũng có thể khiến mắt bị mỏi, cận thị không đeo kính cũng làm tổn hại đến thị lực một cách nhanh chóng. Khi đeo kính cận nhìn vật bị cong hay đeo kính thấp hơn độ cận, lần đầu đeo kính cận hay cận thị không đeo kính… là vấn đề cần được giải đáp đối với những người vừa phát hiện mình bị cận.
Chúng ta hiểu rằng kính có tác dụng điều chỉnh lại khúc xạ của mắt, giúp cho hình ảnh được thu về từ thị giác sẽ hội tụ, tạo thành ảnh trên võng mạc. Đối với người bị cận thị cần phải có kính thì mới có thể nhìn những vật ở xa. Điều đó có nghĩa là việc đeo kính sẽ giúp những người bị cận thị có thể nhìn, quan sát gần như người bình thường.
Cận thị không đeo kính thì người bị cận thị sẽ rất khó khăn khi nhìn mọi vật xung quanh khiến mắt phải điều tiết nhiều dẫn đến mỏi mắt, khô mắt và dần dần có thể sẽ bị tăng độ cận. Khi độ cận thị cao cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng ở đáy mắt, là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm, làm tổn hại đến thị lực.
Nếu bị cận thị ở mức độ nhẹ, và người mắc tật khúc xạ với những công việc không thực sự cần thiết, chúng ta có thể làm được mà không cần sự tập trung điều tiết, thì mức độ cận thị sẽ không bị tăng dù không đeo kính.
Lần đầu đeo kính cận, người bị cận sẽ chưa kịp thích nghi nên có thể sẽ không hứng thú với việc đeo kính. Cận thị không đeo kính đối với trường hợp cận nhẹ, chúng ta cần chú ý thực hiện: không nhất thiết đeo kính thường xuyên, có thể tháo kính và để mắt thư giãn bất kể khi nào có thể.
Hạn chế sử dụng các phương tiện điện tử, nếu bắt buộc thì nên có chế độ hợp lý dành thời gian nghỉ ngơi cho đôi mắt, ví dụ sau 30-40 phút làm việc cần nghỉ ngơi. Khi thấy mỏi mắt, căng thẳng cũng nên dừng ngay công việc để thư giãn. Có thể áp dụng các biện pháp mát xa cho mắt để làm thông lưu mạch máu giúp mắt khỏe hơn.
Ngoài ra cần bổ sung các chất vi lượng như vitamin A,B1, B2, phốt pho, crom, selem để giữ mắt sáng và khỏe mạnh.
Đối với những trường hợp cận vừa hay cận nặng, cận thị không đeo kính sẽ khiến người mắc tật khúc xạ cảm thấy khó khăn trong sinh hoạt. Vì vậy, cần chú ý thời gian đeo kính phụ thuộc vào thị lực của người đó khi không đeo kính. Nếu thị lực còn cao, vẫn có khả năng quan sát tốt thì cũng không nhất thiết phải đeo kính cả ngày.
Có nghĩa rằng, nếu những công việc nào chúng ta vẫn có thể thực hiện mà không cần dùng kính thì cũng không nhất thiết phải đeo kính. Chỉ đeo kính khi cần sự sự tập trung, phải nhìn rõ mới làm được việc.
Đeo kính hoặc kính áp tròng mềm sẽ không làm thay đổi chỉ định độ cận của bạn.
Đeo kính sẽ không làm cho đôi mắt của bạn trở nên tồi tệ hơn bởi kính thuốc được kê dựa trên đặc điểm giải phẫu của mắt: đường cong phía trước của giác mạc, độ khúc xạ của ống kính nội nhãn và chiều dài của nhãn cầu. Đeo kính hoặc kính áp tròng mềm sẽ không làm thay đổi chỉ định độ cận của bạn.
Khi bị cận thị, người mắc tật khúc xạ nên đi khám mắt mỗi 1 – 2 năm một lần và điều chỉnh đúng độ cho kính của mình, bạn sẽ luôn được nhìn một thế giới rõ ràng và chân thực mà không cần lo lắng về thị lực của mình.
Với những người mắc tật khúc xạ không chỉ quan tâm đến vấn đề cận thị không đeo kính thì có sao không, không bị cận mà đeo kính cận, lần đầu đeo kính cận, đeo kính cận nhìn vật bị cong, đeo kính thấp hơn độ cận… mà còn tìm giải pháp giúp mắt hạn chế tăng độ cận.
Không nên đeo kính cả ngày để tránh sự lệ thuộc vào kính. Khi không phải làm việc hoặc làm những việc đơn giản, các bác sĩ khuyên bạn nên bỏ kính để mắt được thư giãn. Đối với mắt sau khi phẫu thuật, bạn cần lưu ý đảm bảo khoảng cách, độ cao,… khi ngồi làm việc trước máy vi tính và màn hình tivi.
Khi không phải làm việc hoặc làm những việc đơn giản, các bác sĩ khuyên bạn nên bỏ kính để mắt được thư giãn.
Ánh sáng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết của mắt, tuy nhiên việc ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt hoặc tối quá cũng gây hại cho mắt, bạn cũng nên lưu ý điều này.
Bạn cần có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi đúng quy định để đảm bảo sức khỏe của mắt. Vì nếu phải thức thường xuyên, mắt sẽ chịu cường độ và áp lực nhiều hơn, dẫn đến tình trạng mỏi mắt, khô mắt,… gây hại cho mắt. Bạn nên để mắt nghỉ ngơi sau mỗi 10 phút làm việc.
Bạn dùng một chiếc khăn ấm ủ lên mắt, sau đó khi khăn nguội thì chuyển sang ủ khăn lạnh để mắt được nghỉ ngơi. Hoặc bạn có thể dùng hai lòng bàn tay úp trên hai hốc mắt, sau đó dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa quanh hốc mắt để tăng cường sự tuần hoàn máu, giúp mắt được thư giãn.
Bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho mắt. Bổ sung đầy đủ Vitamin, đặc biệt là Vitamin A từ rau, củ giúp mắt khoẻ mạnh và không bị tăng độ. Hạn chế một số chất kích thích lẫn thức ăn không có lợi cho mắt như đường, thuốc lá,…
Thường xuyên đi khám mắt tại các bệnh viện mắt uy tín 6 tháng 1 lần với người cận thị và 1 năm 1 lần với người bình thường.