Cấp cứu khi trẻ bị rắn cắn

  •   52
  • 3.802

Khi phát hiện trẻ bị rắn cắn, người lớn hãy bình tĩnh giải thích cho trẻ biết rằng nọc độc có thể khu trú và di chuyển chậm nếu bé nằm yên. Điều này sẽ giúp cho trẻ tránh được sốc do lo sợ.

Rửa sạch vết cắn bằng nước càng nhiều càng tốt để lấy đi nọc độc. Trong trường hợp không có sẵn nước, hãy dùng bất cứ chất lỏng nào có sẵn để rửa ngay vết thương cho trẻ.

(Ảnh minh họa: Lawrenceschool)Nếu trẻ bị rắn cắn ở chân hoặc cánh tay, hãy bất động chi đó bằng một cái nẹp theo cách bất động gãy xương.

Chuyển ngay trẻ tới bệnh viện, bạn cần giữ cho trẻ nằm yên trong suốt thời gian di chuyển nhằm hạn chế sự lan truyền của nọc độc. Nên làm cáng để chuyển.

Hãy cố xác định xem loại rắn gì. Nếu bạn phát hiện và có thể giết chết con rắn đó rồi mang đến bệnh viện để các thầy thuốc có thể xác định loại thuốc thích hợp cần sử dụng cấp cứu cho trẻ.

Phòng tránh không để xảy ra tai nạn

Không để trẻ chơi gần các bụi rậm để tránh bị rắn cắn. Nếu phải đi qua thì dùng gậy khua vào bụi rậm phía trước, đợi một lúc rồi mới đi qua.

 

Theo Bộ Y tế, Nhân dân
  • 52
  • 3.802