Một ngiên cứu mới thực hiện bởi các nhà khoa học Anh và Ethiopia cho biết, trong vòng 70 năm nữa, cây cà phê Arabica, một cây cà phê hoang dã quan trọng của Châu Phi, sẽ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu.
Cây cà phê Arabica đã được Ehiopia phát hiện từ năm 800 trước công
nguyên có nguy cơ tuyệt chủng vào 70 năm nữa do biến đổi khí hậu
Cà phê hoang dã Arabica (Coffea arabica) được coi là một cây cà phê quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành cà phê do tính đa dạng về mặt di truyền của nó. Hiện Arabica được trồng trong các đồn điền cà phê của thế giới. Nhưng cây này lại không có khả năng kháng sâu bệnh và đối phó linh hoạt với biến đổi khí hậu.
Qua nghiên cứu thực địa để thu thập dữ liệu cây cà phê hoang dã Arabica, các nhà khoa học đã mô hình hóa dữ liệu sinh học và dự báo phân bố địa lý của loài cà phê này đến năm 2080. Rồi tính toán tác động của 3 kịch bản biến đổi khí hậu tác động đến cây cà phê Arabica qua ba giai đoạn: 2020, 2050 và 2080.
Các mô hình cho thấy, biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất tiêu cực đối với các quần thể hoang dã Arabica. Tính đến năm 2080 dữ liệu sinh học của loài này giảm đến 99,7%. Cho thấy quần thể cà phê Arabica đến năm 2080 có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.