Cây cầu nổi được nâng bằng 18 chiếc thuyền

  •  
  • 1.985

Cây cầu Quảng Tế dài 500 m được nâng bằng 24 cầu tàu bằng đá và 18 chiếc thuyền, với 24 đình nghỉ chân.

Cầu Quảng Tế, còn gọi là cầu Tương Tử, là cây cầu lâu đời bắc ngang Hán Giang ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
Cầu Quảng Tế, còn gọi là cầu Tương Tử, là cây cầu lâu đời bắc ngang Hán Giang ở Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Đây là một trong số bốn cây cầu nổi tiếng nhất Trung Quốc. 3 cây cầu khác là Triệu Châu, Lô Câu và cầu Lạc Dương. Có câu nói, đến Triều Châu mà không ghé qua cây cầu này, chuyến đi của bạn sẽ trở nên vô nghĩa .

Cầu Quảng Tế là cây cầu phao đầu tiên trên thế giới có khả năng đóng mở.
Ngoài giá trị lịch sử và nét cổ kính, cầu Quảng Tế còn có điểm đặc biệt: là cây cầu phao đầu tiên trên thế giới có khả năng đóng mở. Một phần cầu được nâng đỡ bởi 18 chiếc thuyền, có thể di chuyển để tạo ra lối đi cho tàu bè qua lại. Lúc đầu, cây cầu vốn được nâng đỡ trên 86 chiếc thuyền lớn. Tuy nhiên ngày nay chỉ có phần giữa cầu mới có khả năng đóng mở.

Quảng Tế được xây dựng làm cầu phao từ thời nhà Tống, năm 1170.
Cầu Quảng Tế được xây dựng làm cầu phao từ thời nhà Tống, năm 1170. Chỉ bốn năm sau khi được xây dựng, một cơn lũ đã quét sạch toàn bộ cây cầu, do đó, một viên quan đã dẫn dắt đội thợ thuyền cho xây dựng lại. Vào thời gian này, quan huyện không chỉ trông coi luật pháp tại một huyện mà còn chịu trách nhiệm hành chính chung cho toàn bộ khu vực mình cai quản.

Quảng Tế được xây dựng làm cầu phao từ thời nhà Tống, năm 1170.
Không lâu sau, nhiều vị quan khác cũng chung tay vào việc xây dựng chiếc cầu. Trong số đó, Ding Yun Yuan là người đã cho xây dựng hầu hết các cầu tàu. Thành tựu của ông nổi bật đến nỗi sau đó chiếc cầu đã được đổi lại theo họ ông, thành cầu Đinh Công.

Năm 1194, một vị quan khác đã cho xây dựng đài quan sát ở bờ phía đông và đổi tên thành cầu Jichuan.
Năm 1194, một vị quan khác đã cho xây dựng đài quan sát ở bờ phía đông và đổi tên thành cầu Jichuan. Tới năm 1206, hai đầu cầu phía đông và tây đều đã hoàn tất. Phần thân được kết nối với nhiều con thuyền, khiến cầu vừa mang kết cấu cầu dầm, lại vừa là cầu phao.

Đến thời Minh, cầu được cho xây lại và đổi thành cái tên Quảng Tế như ngày nay.
Đến thời Minh, cầu được cho xây lại và đổi thành cái tên Quảng Tế như ngày nay. Sau đó, vào thời nhà Thanh, hai tượng bò được cho đặt ở hai đầu cầu, làm tượng trấn giữ cầu trước các trận lũ. Năm 1842, tượng bò ở bờ đông bị lũ cuốn theo dòng nước. Cây cầu dài 500 m này ngày nay được nâng đỡ bởi 24 cầu tàu bằng đá và 18 chiếc thuyền, với 24 đình nghỉ chân.

Cầu Quảng Tế nằm ở vị trí tiếp giáp phía đông Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây.
Cầu Quảng Tế nằm ở vị trí tiếp giáp phía đông Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây. Hán Giang cũng nắm vai trò điều khiển mạch nước phía Đông Quảng Đông. Cây cầu từng là nơi tụ họp náo nhiệt với rất nhiều người buôn bán trên cầu vào thời xưa.
Ngày nay, cầu Quảng Tế đã được thay thế bằng một chiếc cầu hiện đại kiên cố.
Ngày nay, cầu Quảng Tế đã được thay thế bằng một chiếc cầu hiện đại kiên cố. Nét ồn ào của những buổi họp chợ trên cầu không còn nữa, nhưng vẫn còn nhiều người gánh hàng rong và du khách tản bộ .

Cập nhật: 21/05/2016 Theo Zing.vn
  • 1.985