Ngày 6/2, một nhóm nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã công bố phương pháp chẩn đoán nhanh các trường hợp mắc bệnh ung thư tuyến tụy thông qua xét nghiệm máu với một lượng chưa đầy một giọt máu. Hiện phương pháp này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, song với những kết quả tích cực đạt được hiện nay, các nhà khoa học tin rằng phương pháp này sẽ được phổ cập trong 2 hoặc 3 năm tới, giúp nhiều người có thể phát hiện sớm bệnh ung thư, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp.
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh rất khó phát hiện và điều trị sớm.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu nói trên đã tìm ra một protein EphA2 trong các tế bào ung thư tụy. Sau đó, nhóm nhà khoa học này đã nghiên cứu ra phương pháp xét nghiệm nhằm phát hiện sự hiện diện của protein này trong 0,001 ml huyết thanh, dung dịch lỏng của máu đã loại chất chống đông và trong môi trường đó các tế bào ung thư không thể phát triển.
Quá trình thử nghiệm cho thấy phương pháp xét nghiệm mới này cho kết quả đúng đến 85% chẩn đoán thời gian ủ bệnh của người bệnh. Nhóm nghiên cứu khẳng định phương pháp xét nghiệm này cần được thử nghiệm ở quy mô nghiên cứu lớn hơn trước khi được áp dụng rộng rãi.
Ung thư tuyến tụy là căn bệnh rất khó phát hiện và điều trị sớm. Bệnh chỉ được phát hiện khi các tế bào ung thư di căn sang các cơ quan nội tạng của cơ thể người. Do không có phương pháp điều trị thích hợp, mỗi năm trên thế giới ghi nhận 80% các ca nhiễm bệnh tử vong.
Kết quả nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí Công nghệ Sinh học Tự nhiên (Nature Biomedical Engineering) ngày 6/2.