Nguồn gây ô nhiễm nhựa phổ biến nhất trong môi trường của chúng ta không phải là chai lọ nhựa, túi nylon hoặc giấy gói thực phẩm mà là chất thải từ thuốc lá.
Người hút thuốc trên toàn cầu thải ra gần 800.000 tấn chất thải thuốc lá, lượng đầu lọc thuốc lá đủ lớn để bao phủ Công viên Trung tâm của New York. Đầu lọc thuốc lá có mặt ở mọi quốc gia trên thế giới, từ những con đường thành phố đến những núi rác, con sông và bãi biển.
Đầu lọc thuốc lá có chứa chất dẻo sử dụng một lần, nguyên liệu thành phần để sản xuất đầu lọc. Phải mất một thập kỷ để phân hủy, đầu lọc thuốc lá thải ra môi trường hơn 7.000 chất hóa học độc hại. Động vật hoang dã cũng có nguy cơ bị đe dọa, các nhà nghiên cứu tìm thấy chất thải thuốc lá đã được tiêu hóa một phần trong dạ dày của 70% loài chim biển và 30% số rùa biển được lấy mẫu phục vụ cho một nghiên cứu.
Nếu thuốc lá được xử lý tương tự như đồ nhựa dùng một lần, về mặt lý thuyết, chúng có thể bị cấm.
Ở khu vực Nam Á, các dạng thuốc lá nhai và không khói như gutka và khaini được bán trong các túi nhựa, hàng triệu trong số đó bị xả ra môi trường.
Các sản phẩm thuốc lá điện tử và nicotine đang tạo ra một làn sóng ô nhiễm mới, từ việc vứt bỏ các tấm pin (dùng cho thuốc lá điện tử) đến chất thải kim loại và nhựa thấm vào đất và nguồn nước. Trong một báo cáo vào năm 2021, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã nhấn mạnh cách pin lithium ion xâm nhập vào hệ thống rác thải đô thị khi người tiêu dùng vứt bỏ thuốc lá điện tử và các sản phẩm nicotine không đúng cách trong thùng rác gia đình, vì chúng được gắn nhãn "dùng một lần".
Các dạng thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nhai và không khói... đều gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: AP)
Bất chấp những cam kết từ các công ty thuốc lá rằng cuối cùng họ sẽ ngừng bán thuốc lá, vẫn có 6.000 tấn sản phẩm được sản xuất mỗi năm. Và từ hoạt động sản xuất, bán hàng và sử dụng, chất thải từ các sản phẩm thuốc lá điện tử và nicotine đang gia tăng trên toàn cầu, khi các công ty thuốc lá khổng lồ tìm cách thay thế doanh thu bị mất đi trong trường hợp người hút thuốc bỏ thuốc hoặc tử vong.
Ngành công nghiệp sử dụng một loạt sáng kiến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm "xanh hóa" cho chính mình. Các chiến dịch dọn dẹp, chống xả rác và những hoạt động khác khiến công chúng mất tập trung. Việc hợp tác với các viện và bộ môi trường liên quan đến những dự án trồng rừng và bảo tồn rừng che giấu việc trồng cây thuốc lá, dẫn đến mất rừng và sa mạc hóa ở các nước như Brazil và Tanzania.
Do ngành công nghiệp thuốc lá dẫn đầu đã tìm cách cải thiện khả năng tiếp cận với nước. Một sáng kiến tương tự ở Burkina Faso nhằm cung cấp nước uống, mặc dù luật pháp của quốc gia này cấm các sáng kiến do ngành thuốc lá tài trợ. Lần cuối cùng chính phủ đánh giá việc sử dụng thuốc lá trong dân số là năm 2013, khi gần 1/4 nam giới hút thuốc.
Ở Mỹ, khoảng 1/5 số người trưởng thành hút thuốc, trong khi chưa đến 1/5 số thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử. Ngành công nghiệp thuốc lá đã tài trợ cho các tổ chức bảo tồn bao gồm Keep America Beautiful, Tổ chức Cá và Động vật Hoang dã Quốc gia và Trung tâm Bảo vệ Đầu nguồn.
Tại Philippines, nơi có hơn 40% nam giới hút thuốc, ngành công nghiệp thuốc lá đã hợp tác với các cơ quan chính phủ trong các dự án môi trường, bao gồm làm sạch sông và chiến dịch chống xả rác.
Thực tế là chất thải thuốc lá tiếp tục tích tụ vì những sản phẩm gây nghiện này không thân thiện với môi trường nhưng được sản xuất để thu hút khách hàng mới và tiếp tục khiến người đang hút thuốc tiêu thụ chúng.