Trước giờ, chó ngao Tây Tạng được biết đến là một giống chó khổng lồ sống ở những vùng núi. Đến bây giờ, chúng ta biết được, sở dĩ, giống chó này có khả năng sinh sôi phát triển ở môi trường khắc nghiệt, có nồng độ khí oxy thấp như thế là bắt nguồn từ nét đặc tính ở loài sói trong gene di truyền của chúng.
Theo các tác giả của một nghiên cứu mới đây về gen của các loài, giống chó khổng lồ có cân nặng lên tới 150 lbs (70kg) này “nổi tiếng với khả năng chịu đựng sự giảm oxi-huyết”. Điều đó có nghĩa rằng chó ngao Tây Tạng có thể sinh sôi phát triển ở những vùng núi cao, nơi mà có thể giết chết những giống chó khác vì không khí loãng.
Chó ngao Tây Tạng. (Source: © Shutterstock).
Mới đây, theo một tài liệu công bố vào 30 tháng 7 trên báo “Molecular Biology and Evolution”, chúng ta có được lời giải thích: trong quá khứ, giống chó này đã giao phối vói sói Tây Tạng và những thế hệ sau của chúng thừa hưởng được sự đột biến gene mã hóa 2 amino axit trong protein, từ đó, cho phép màu của giống chó này hấp thụ và giải phóng oxy tốt hơn.
Các nhà nghiên cứu đã biết được trong những nghiên cứu khác trước đó rằng: Chó ngao và sói Tây Tạng đều sở hữu chung một cặp đột biến không xuất hiện ở những giống chó khác. Nhưng đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra được vai trò của amino acids biến đổi.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hai “twist” này đã thay đổi cách mà chó ngao Tây Tạng và sói sản xuất ra hemoglobin (huyết sắc tố), một loại protein chứa sắt có vai trò vận chuyển oxy. Họ đã tiên hành so sánh hemoglobin giữa chó ngao và sói Tây Tạng với hemoglobin của những giống chó nhà khác và kết quả cho thấy rằng chó ngao và sói Tây Tạng có lợi thế rất lớn trong khả năng hấp thu và giải phóng oxy dưới điều kiện không khí loãng.
Chó sói Tây Tạng. (Image credit: Shutterstock)
“Ở những vùng cao, vấn đề trở ngại đối với sự sống của động vật đó là việc hấp thụ khí oxy” Tony Signore, nhà nghiên cứu sinh vật học từ trường Đại học Nebraska-Lincoln, đồng thời là tác giải của nghiên cứu, chia sẻ trong một phát biểu: “Nếu như nghĩ hemoglobin như một thỏi nam châm hút oxy thì thỏi nam châm của chó ngao Tây Tạng mạnh hơn nhiều”.
Từ nghiên cứu về gene này, các nhà khoa học cho rằng, từ xa xưa, chó sói Tây Tạng đôi khi có đột biến ở một đoạn DNA tĩnh mà không mã hóa được protein. Tuy nhiên, ở một thời điểm nào đó, những đột biến này được sao chép vào gene hoạt động và theo đó loài sói này sở hữu hemoglobin đã được thay đổi.
Khi loài sói di chuyển đến sinh sống ở những môi trường có độ cao lớn hơn, một số con trong đó sở hữu những đột biến này từ đó thích nghi nhanh với môi trường và thống trị các loài. Và sau này, loài sói này truyền lại gene thay đổi này cho loài chó ngao Tây Tạng với khả năng sinh tồn đặc biệt trên những khu vực núi cao thiếu oxy.