Chớp mắt liên tục báo điềm gì?

  •   4,52
  • 4.551

Không chỉ lý giải nguyên nhân con người nháy mắt nhiều lần, các nhà khoa học còn phát hiện mối tương quan giữa nháy mắt và nói dối.

Theo các nhà khoa học, trung bình mỗi người nháy mắt 15 - 20 lần/phút, 1.200 lần/giờ và 28.800 lần/ngày. Bình quân chúng ta dành khoảng 10% thời gian khép mắt trong lúc tỉnh thức.

Số lần nháy mắt như vậy vượt quá sự cần thiết để làm trơn tròng mắt. Vì vậy, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhằm lý giải hiện tượng con người chớp mắt nhiều lần.

Các nhà nghiên cứu phát hiện, bộ não tranh thủ nghỉ ngơi khi chúng ta chớp mắt.
Các nhà nghiên cứu phát hiện, bộ não tranh thủ nghỉ ngơi khi chúng ta chớp mắt.

Nhóm nghiên cứu phát hiện rằng nháy mắt liên tục không phải báo hiệu điềm xấu hoặc có ai đó đang nhắc đến bạn. Hiện tượng này sinh ra có thể là điều kiện giúp não nghỉ ngơi chốc lát, tạo cơ hội cho tâm trí có chút lơ đễnh trong một giây, thậm chí một vài giây.

Khi tâm trí chúng ta không tập trung vào việc nào đó, một số khu vực ở não thuộc dạng hệ thống tồn tại mặc định hoạt động, cho phép tâm trí chúng ta chuyển sang dạng đang nhàn rỗi - hiện tượng mà giới khoa học đã khám phá từ nhiều thập niên qua.

Tuy nhiên, nháy mắt có liên quan gì đến trạng thái nhàn rỗi này? Theo nghiên cứu nói trên, sự nháy mắt và trạng thái não trong lúc nghỉ ngơi song hành với nhau. Để giải thích hiện tượng này, các nhà khoa học đã quét não 20 người khỏe mạnh trong lúc họ đang xem vài đoạn phim hài kịch.

Các nhà khoa học phát hiện rằng tại những điểm lặng tự nhiên xuất hiện trong phim, người xem phim tự động nháy mắt và hình ảnh quét cho thấy có chỗ trũng xuống tại khu vực não vốn kiểm soát sự tập trung. Trong khoảng thời gian thoáng qua này, hệ thống mặc định của não chuyển sang trạng thái não nhàn rỗi.

Các nhà khoa học tại Đại học Osaka cũng cho rằng nghiên cứu này giúp các nhà khoa học phát hiện thêm về mối tương quan giữa nói dối và nháy mắt. Bởi vì, người nói dối cần tập trung chú ý cao độ nên lúc đó họ sẽ ít nháy mắt hơn.

Theo NLĐ
  • 4,52
  • 4.551