Chuyên gia tiết lộ 6 loại thịt ngon mấy cũng không nên ăn, có loại còn gây mất mạng

  •  
  • 5.301

Thịt là thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta và rất nhiều người có sở thích ăn thịt. Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm đều có những cấm kỵ. Một số phần của thịt tốt nhất là không nên ăn, ăn không cẩn thận có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguyên tắc ăn thịt là gì?

Lý Quân, giám đốc Khoa dinh dưỡng của Bệnh viện nhân dân tỉnh Giang Tô, đã chỉ ra nguyên tắc “3 không” khi ăn thịt: không ăn vùng thịt có nhiều hạch bạch huyết, không ăn các tuyến nội tiết và hạn chế ăn da, đặc biệt là da gà, vịt, heo.

1. Hạch bạch huyết không ăn

Hệ bạch huyết là hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật. Dễ lưu lại một số chất độc hại. Do đó, bình thường không nên ăn phần thịt có hạch bạch huyết của động vật.

2. Các tuyến không ăn

Các tuyến như tuyến giáp, tuyến thượng thận và các tuyến liên quan đến nội tiết có thể gây ra tác dụng phụ đối với hệ thống nội tiết của cơ thể con người sau khi ăn.

3. Cố gắng không ăn da

Da động vật thực tế bao gồm hạ bì, mỡ và bạch huyết. Lớp hạ bì có thể được ăn vì nó rất giàu collagen, nhưng hai thành phần kia không khuyến khích mọi người ăn, do đó mọi người cố gắng càng ăn ít da động vật càng tốt, nhất là da gà, vịt.

Loại thịt nào không nên ăn?

1. Lớp màng đen trong bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá
Lớp màng đen ở bụng cá chứa rất nhiều histamin, lysozyme và hợp chất este, nếu ăn vào có thể sẽ gây buồn nôn...

Hai bên thành bụng của cá có một lớp màng đen, đây là phần hôi mùi bùn nhất, có chứa rất nhiều histamin, lysozyme và hợp chất este, nếu ăn vào có thể sẽ gây buồn nôn hoặc đau bụng. Ngoài ra, cũng có người nói rằng phần lườn cá cũng cần phải được làm sạch.

2. Đầu gà, mào gà, phao câu gà

Đầu gà, mào gà, phao câu gà
Khi ăn, gà sẽ hấp thụ nhiều chất thuộc nhóm kim loại nặng, những chất này dần dần tích tụ trong đầu gà.

Tốt nhất là không nên ăn đầu gà, đặc biệt là mào gà. Vì sao gà càng già, độc tính của đầu gà càng mạnh? Bởi vì khi ăn, gà sẽ hấp thụ nhiều chất thuộc nhóm kim loại nặng, những chất này dần dần tích tụ trong đầu gà. Thường xuyên ăn phần đầu gà sẽ dễ ăn phải những chất này.

Còn phao câu gà là nơi tập trung bạch huyết có chứa nhiều đại thực bào của gà. Loại thực bào này có khả năng nuốt vi khuẩn, virus và các loại chất ngoại sinh khác. Sau khi vi khuẩn và chất ngoại sinh giải phóng trong đại thực bào thường sẽ tích tụ trong tế bào một thời gian ngắn, trong đó có chứa không ít các chất gây ung thư.

3. Thịt cổ lợn

Thịt cổ lợn
Thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh.

Thịt cổ lợn chứa rất nhiều hạch bạch huyết, mà các hạch này chứa mầm bệnh, nhiều vi khuẩn và virus, ký sinh trùng... dù nấu ở nhiệt độ cao cũng không tiêu diệt được, nếu ăn phải hạch không những có mùi hôi khó chịu mà còn có thể trực tiếp truyền bệnh vào cơ thể.

4. Cổ gà, cổ vịt

Phần thịt ở cổ rất ít, nhưng mạch máu và tuyến bạch huyết thì thường tập trung nhiều ở đây. Có những người thích ăn cổ, thỉnh thoảng ăn cũng không sao nhưng cần chú ý là tuyệt đối không ăn lớp da. Các tuyến thải độc như bạch huyết đều tập trung ở lớp mỡ dưới da cổ, vì vậy bạn sẽ ăn phải cả các chất độc. Có vài người quen ăn hết cả phần cổ, nhưng trước khi ăn, tốt nhất là bỏ đi khí quản bên trong xương cổ, bởi vì khí quản là nơi trao đổi không khí của cơ thể nên sẽ dễ có vi khuẩn.

5. Đầu tôm

Đầu tôm
Phần đầu tôm có khả năng tích tụ kim loại.

Nhiều chuyên gia cho biết, tôm có phần đầu lưu trữ chất thải. Đặc biệt hơn, phần đầu tôm có khả năng tích tụ kim loại. Những chất kim loại có trong nước, nơi sinh sống sẽ được chúng tích trữ ở đầu để góp phần nuôi cứng vỏ. Vì thế, bạn không nên ăn đầu tôm và nhớ bóc vỏ tôm khi ăn.

6. Mật cá

Mật cá
Mật cá tươi chứa một sản phẩm thoái hóa protein rất độc, không dễ bị phá hủy bởi rượu và nhiệt.

Mật là một cơ quan tiêu hóa tiết ra mật để thúc đẩy quá trình tiêu hóa thịt và chất béo. Mật cá tươi chứa một sản phẩm thoái hóa protein rất độc, không dễ bị phá hủy bởi rượu và nhiệt. Nói cách khác, cả túi mật cá sống và nấu chín đều độc hại. Hầu hết các vụ ngộ độc túi mật cá là cá nuôi nước ngọt, chẳng hạn như cá trắm cỏ, cá chép, cá trích, và các loại tương tự. Vì vậy, khi làm sạch các cơ quan nội tạng của cá, hãy chắc chắn loại bỏ mật cá. Nếu bạn vô tình làm vỡ mật cá, thì phải rửa thịt cá thật kỹ lưỡng.

Cập nhật: 26/07/2019 Theo khampha
  • 5.301