Nhiều người thích ăn trứng và thường dùng trứng mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không tốt dưới mắt các nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng.
Trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, canxi, sắt, kẽm, selen, vitamin B12, vitamin D, các acid béo no, acid béo không no một nối đôi và nhiều nối đôi, cholesterol... Hơn nữa, tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong trứng rất phù hợp và cân đối.
Trứng có đủ các thành phần dinh dưỡng.
Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gam trứng gà toàn phần gồm:
Trứng tươi (trứng mới) có hai phần, có ranh giới rõ ràng giữa lòng đỏ và lòng trắng, trứng để lâu thì ranh giới đó bị xáo trộn.
Lòng đỏ trứng gà có giá trị dinh dưỡng rất cao. Thành phần của lòng trắng có ít chất dinh dưỡng hơn, trong 100 gam có 10,3 gam protein, canxi 19mg.
Ths.BS Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết chất đạm của trứng là nguồn cung cấp rất tốt các acid amin cần thiết có vai trò quan trọng cho cơ thể, đặc biệt cần cho sự phát triển cả về cân nặng và chiều cao của trẻ.
Theo đó, các nhà khoa học cho rằng cần hạn chế ăn trứng mỗi ngày vì trứng còn được sử dụng trong chế biến một số loại thực phẩm và vô tình chúng ta đã ăn thêm trứng mà không hề biết.
Về mặt dinh dưỡng, trứng có rất nhiều dinh dưỡng. Với khoảng 70 calo trong một quả trứng lớn, trứng giàu protein giúp ổn định lượng đường trong máu và cung cấp cấu trúc cho cơ thể. Protein trong trứng có chất lượng cao, cung cấp tất cả các axít amin thiết yếu.
Trứng có rất nhiều dinh dưỡng - (Ảnh: Shutterstock).
Lòng đỏ trứng cũng chứa chất chống ôxy hóa có thể làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi và đục thủy tinh thể; bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Một quả trứng lớn cũng giàu selen - loại khoáng chất chống ôxy hóa, chống tổn thương tế bào gây ra bởi các gốc tự do và hỗ trợ tuyến giáp. Ngoài ra, trứng cũng chứa riboflavin - vitamin B giúp chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, và vitamin D quan trọng cho sức khỏe xương.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa (Anh) năm 2003 cho thấy trong số 115.000 người theo dõi trong 14 năm, ăn một quả trứng mỗi ngày không có liên quan với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột qụy. Hay một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 trong Tạp chí Dinh dưỡng (châu Âu), cho thấy ăn sáng với trứng giúp người ăn cảm thấy no hơn và ít đói hơn vào bữa trưa và bữa tối.
Nhưng cũng có những nghiên cứu cảnh báo về cách tiêu thụ trứng mỗi ngày. Trứng là nguồn chất béo bão hòa và quá nhiều chất béo bão hòa có thể nâng tổng số nồng độ cholesterol và cholesterol LDL (xấu), yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch.
Chỉ nên giới hạn ăn ít hơn 1 quả trứng/ngày - (Ảnh: Shutterstock).
Đối với những người có bệnh tim, bệnh tiểu đường loại 2 hoặc nồng độ cholesterol LDL (xấu) cao, Hiệp hội Tim mạch Mỹ và Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia (NCEP) Mỹ đề nghị hạn chế lượng cholesterol quá 200mg mỗi ngày. Mặc dù một quả trứng lớn cũng chứa khoảng 180mg cholesterol, nhưng một số loại thực phẩm được chế biến từ trứng mà chúng ta vô tình ăn phải mà không nhận thức rõ mình đã ăn.
Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Y học (New England) cho thấy rằng ăn hai quả trứng luộc hằng ngày gia tăng sự hình thành của trimethylamine N-oxide (TMAO) - loại hóa chất liên quan đến sự gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Lòng đỏ trứng có chứa lecithin, một chất béo thiết yếu góp phần hình thành TMAO. Vì vậy, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị chỉ nên giới hạn ăn ít hơn 1 quả trứng/ngày. Trứng không làm tăng cholesterol nên người cao huyết áp 1 tuần có thể ăn 2 quả.