Là con người, chúng ta thật khó cưỡng nổi suy nghĩ con người là đỉnh cao của sự tiến hoá. Nhưng không hẳn vậy.
>>> Những kiểu tiến hóa "khó hiểu" của loài người
Mắt cá chân và bàn chân của chúng ta vốn được sinh ra để làm công cụ leo trèo cây một cách linh hoạt, vì thế chúng được cấu tạo từ nhiều xương nhỏ. Nhưng tất cả những mẩu xương nhỏ đó còn mang đến khả năng xé hoặc xoay sự vật. Cách cấu tạo của cẳng chân và mắt cá chân của chúng ta là để đáp ứng các nhu cầu đi lại, nghĩa là chúng ta không thể đứng bằng các mặt bên cạnh của chân, nếu đứng như thế rất dễ bị bong gân.
Con người vốn có lịch sử lâu dài sống chung với các loại ký sinh trùng, chẳng hạn như giun móc, chính điều đó đã giúp cơ thể con ngưởi tự tiến hóa hệ miễn dịch để bảo vệ mình. Nhưng trong thế giới phát triển, các loại bệnh lây nhiễm không phổ biến như trước. Sự thiếu vắng của các loại ký sinh trùng có thể là một lý do tại sao hệ thống miễn dịch của nhiều người giờ đây phản ứng thái quá với những vật vô hại, khiến tỷ lệ dị ứng và các bệnh tự miễn nhiễm tăng vọt.
Niềm yêu thích của chúng ta đối với các loại thức ăn giàu calo rất hữu ích trong lịch sử tiến hoá của loài người, nhưng giờ đây thức ăn, thực phẩm rất đồi dào và niềm yêu thích, đam mê ăn uống đó có thể gây ra dịch béo phì. Không may, sự tiến hoá của con người còn lâu mới có giải pháp cho vấn đề này. Chẳng hạn, phải mất 9.000 năm kể từ khi những nền văn hoá đầu tiên thuần hoá được loài bò thì giờ đây mới có 90% dân số có thể tiêu hoá được chất lactose trong sữa bò.
Khung xương chậu của phụ nữ hầu hết vẫn còn quá hẹp, nên rất khó trong quá trình sinh nở những em bé có đầu to, nên việc vượt cạn của con người rủi ro hơn nhiều so với việc sinh đẻ của các loài linh trưởng. Nhưng xương chậu không thể nào rộng rãi hơn, nếu không việc bước đi thẳng sẽ rất khó khăn. Rất may, sự tiến hóa đã trang bị cho chúng ta những công cụ xã hội giúp xử lý các ca sinh khó. Đó chính là các nữ hộ sinh và các bà đỡ, thậm chí là các bác sỹ... mổ đẻ ở khoa sản!