Công trình kiến ​​trúc bằng đá khổng lồ ở Saudi Arabia, di tích lâu đời nhất thế giới?

  •  
  • 371

Theo các nhà khảo cổ học, có tới hàng trăm công trình kiến trúc bằng đá được tìm thấy trên khắp Saudi Arabia, kể cả trên sườn núi lửa. Các công trình kiến ​​trúc bằng đá ngổn ngang này được báo cáo vào năm 2017 dường như là một số di tích lâu đời nhất trên thế giới, có niên đại khoảng 7.000 năm.

Một nghiên cứu mới về các cấu trúc đá bí ẩn - từng được gọi là "cổng", từ tiếng Ả-rập có nghĩa là "hình chữ nhật", chính là các vật chắn được sử dụng cho các nghi lễ; và xác định niên đại cacbon phóng xạ cho thấy chúng được xây dựng vào khoảng 5.000 năm trước Công nguyên.

Các nhà nghiên cứu viết:Hiện tượng đá mốc thể hiện sự phát triển vượt bậc của kiến ​​trúc đồ sộ, vì hàng trăm công trình kiến ​​trúc này được xây dựng ở tây bắc Ả-rập. Cảnh quan hoành tráng này đại diện cho một trong những hình thức xây dựng cấu trúc đồ sộ bằng đá quy mô lớn sớm nhất trên thế giới".

Mái vòm dung nham cao được gọi là "Jabal Abyad", theo tiếng Ả-rập có nghĩa là "núi trắng".
Mái vòm dung nham cao được gọi là "Jabal Abyad", theo tiếng Ả-rập có nghĩa là "núi trắng".

Trên nền tảng của một loại đá mốc, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một bức tranh với các thiết kế hình học trên đó. Nhóm nghiên cứu viết rằng, thiết kế của bức tranh hiện chưa được biết đến từ các bối cảnh nghệ thuật đá khác.

Tác giả chính của nghiên cứu Huw Groucutt, trưởng nhóm tại Viện Sinh thái Hóa học Max Planck ở Đức, cho rằng, những cấu trúc này rất ngoạn mục và có thể được vẽ khá lớn.

Rất ít đồ tạo tác được tìm thấy trong công trình đá cho thấy các công trình kiến ​​trúc này không bị chiếm dụng hoặc sử dụng quanh năm. Ngoài ra, các bức tường dài [bằng các loại đá ong] rất thấp và thường thiếu, cho thấy chúng dường như không có chức năng rõ ràng.

Tuy nhiên, nếu trên thực tế đây là địa điểm của các nghi lễ, thì vẫn chưa rõ những loại nghi lễ nào diễn ra ở đó.

Công trình kiến trúc đá lớn nhất được phát hiện cho đến nay có chiều dài 616 m và diện tích hơn 22.000m2.

Đánh dấu lãnh thổ

Ngày nay, các cấu trúc được tìm thấy ở một số nơi rất khô cằn bao gồm sa mạc Nefud phía nam, cũng như các cánh đồng dung nham cằn cỗi, khắc nghiệt.

Nếu các công trình kiến ​​trúc này thực sự được tạo ra vào khoảng 5000 năm trước Công nguyên, chúng sẽ được sử dụng khi khí hậu ở Saudi Arabia ẩm ướt hơn hiện nay. Các nhà nghiên cứu viết rằng: “Từ 10.000 đến 6.000 năm trước, bán đảo Ả-rập xuất hiện lượng mưa tăng lên đã biến đổi khu vực thường khô cằn này".

Các nhà nghiên cứu viết rằng, người dân trong vùng có xu hướng chăn gia súc - dựa vào các đàn động vật thuần hóa để làm thức ăn - đồng thời săn bắn một số động vật hoang dã. Do đó, các loại đá ong có thể là một cách để người dân đánh dấu lãnh thổ của họ.

Họ cho biết thêm, ngay cả khi khí hậu ở Ả-rập ở thời điểm ẩm ướt nhất, nhưng chỉ có tính thời vụ và hạn hán sẽ xảy ra.

Gary Rollefson, giáo sư danh dự tại Cao đẳng Whitman ở Washington, Mỹ gọi những phát hiện này là hoàn toàn hấp dẫn. Ông lưu ý rằng, ngoài đá mốc, có những loại cấu trúc đá khác trong khu vực cũng có thể là nơi diễn ra các hoạt động nghi lễ.

Cập nhật: 09/05/2022 Theo Tiền Phong
  • 371