Đã qua thời giao tiếp với “trợ lý ảo” chỉ bằng giọng nói, giờ đây các chuyên gia đang hướng đến nhu cầu cung cấp các trợ lý biết diễn tả biểu cảm một cách sống động.
Trợ lý ảo “Zoe” được xây dựng theo dự án giữa Phòng Nghiên cứu
Toshiba Cambridge và Đại học Cambridge - (Ảnh: ĐH Cambridge)
Nếu trợ lý ảo Siri của Apple có khuôn mặt, “cô ấy” sẽ có thể trông giống như nữ diễn viên người Anh Zoe Lister.
Được biết, nữ diễn viên này đã cho “vay” sự duyên dáng, giọng nói, và biểu cảm trên khuôn mặt để các nhà nghiên cứu của Đại học Cambridge (Anh) phát triển trợ lý ảo thế hệ mới.
Kết quả là trợ lý ảo mới có phần đầu của “Zoe”, sử dụng một bộ gồm 6 biểu cảm và pha trộn, điều chỉnh để tạo thành hàng trăm biểu cảm mặt khác nhau.
Nhóm chuyên gia hy vọng trong tương lai, người dùng có thể tự mình xây dựng hình ảnh “trợ lý riêng”, dựa trên bất cứ người mẫu nào mà họ thích.
Tất nhiên, họ vẫn có thể tạo ra trợ lý có khuôn mặt của chính mình.
Ví dụ, đang bị kẹt xe, bạn yêu cầu phần mềm gửi thông điệp “tôi đến trễ”, kèm theo biểu cảm khó chịu lẫn tiếc rẻ, người nhận sẽ thấy được một hình ảnh đại diện của bạn với tất cả biểu cảm cần thiết theo tùy trường hợp.