Cung điện Mùa Đông ở St Petersburg là một trong những công trình mang tính chất bước ngoặt trong lịch sử. Địa điểm của những biến cố đánh dấu từng thời kỳ lịch sử từ thế kỷ 18 đến cuối thế kỷ 20, và hiện nay là Bảo tàng di sản quốc gia Hermitage, tuyệt nhiên không hề làm giảm tầm quan trọng của cung điện.
Trang trí Baroque phong phú trên mặt tiền phía Tây, với các motif trang trí. |
Bàn bạc xây dựng một cung điện mới thứ 4 dành cho Nữ hoàng Elizabeth bắt đầu vào đầu thập niên 1750, năm 1753 Rastrelli đệ trình phiên bản dự án sửa đổi sau cùng của ông. Dự án rất phức tạp do nhu cầu phải kết hợp cấu trúc hiện có (Cung điện Mùa Đông thứ 3 ông thiết kế lúc trước) vào thiết kế một công trình có quy mô lớn hơn, cả về kích thước lẫn phí tổn. Lúc đang tiến hành thi công trong năm 1754, Rastrelli kết luận cung điện mới bao gồm không chỉ là sự mở rộng, mà còn xây dựng trên nền móng của cung điện cũ vì thế cần phải san bằng cấu trúc trước.
Rastrelli không khi vọng đáp ứng được yêu cầu của Elizabeth phải hoàn tất trong 2 năm, nhưng ông vận dụng kinh nghiệm đáng kể của mình trong việc chỉ đạo dự án quy mô này, tổ chức với một mức độ chưa từng có ở St Petersburg.
Thi công tiến hành trong suốt năm, bất chấp nhiều mùa đông khắc nghiệt, và nữ hoàng xem cung điện như vấn đề uy tín quốc gia trong cuộc Chiến Bảy Năm (1756 - 1763), vẫn tiếp tục ra lệnh phải hoàn tất và yêu cầu phải bổ sung thêm. Thật ra, chính sự chỉ trích mạnh mẽ tình hình tài chính của Elizabeth khi ban đầu cần đến 859.555 rúp để xây dựng Cung điện Mùa Đông, trong một sơ đồ do cận thần petr Shuvalov nghĩ ra, lấy từ lợi tức của các quán rượu do nhà nước cấp phép hoạt động, chắc chắn đội quân lao động của Rastrelli thường hay lui tới, phần lớn số lao động này lĩnh lương tháng chỉ có 1 rúp.
Bất kể khoản tiền khổng lồ dành cho Cung điện Mùa Đông, chi phí cứ liên tục phát sinh, thi công thường xuyên đình hoãn do thiếu vật liệu và tài chính vào thời điểm các tài nguyên của nước Nga bị căng thẳng đến giới hạn tuyệt đối vì tham gia cuộc Chiến Bảy Năm. Sau cùng, chi phí dự án khoảng 2.500.000 rúp, lấy từ thuế rượu, thuế muối đánh vào dân chúng chồng chất bao khoản thuế. Elizabeth không sống để chứng kiến nhiệm vụ trọng đại nhất của bà hoàn thành - bà mất ngày 25/12/1761. Những căn phòng sang trọng và căn hộ dành cho hoàng đế vào năm sau sẵn sàng phục vụ Nga Hoàng Peter III cùng phu nhân Catherine.
Sơ đồ và trang trí
Sơ đồ cơ bản của Cung điện Mùa Đông hình thành một một khoảng sân trong hình tứ giác trang trí theo cách giống như vách ngoài. Mặt tiền bên ngoài - ba trong số này hướng ra các khoảng không gian chung rộng lớn đều thuộc về hạng công trình bề thế nhất trên thế giới. Bên bờ sông, từ xa cung điện nằm ngang liên tục với chiều dài hơn 200m, trong khi mặt tiền quảng trường cung điện được làm nổi bật ở giữa bằng 3 vòm lối vào sân chính, được Sergei Eisenstein và vô số các họa sĩ khác làm cho người đời nhớ mãi. Họ mô tả theo hình thức cường điệu, "cơn bão táp của Cung điện Mùa Đông". Mặt tiền nhìn xuống Bộ hải quân là một khu vực bảo tồn các yếu tố tinh túy của tường cung điện cũ, và chi tiết trang trí của phần giữa, 2 bên là tường chắn, phản ánh phong cách riêng ban đầu theo kiểu Rastrelli.
Vẻ tráng lệ của Cung điện Mùa Đông nhìn thấy phát huy hết hiệu quả từ sông Neva.
Số liệu thực tế:
Mặc dù có sự cân đối chặt chẽ trong kết cấu mặt tiền, mỗi kết cấu đều có công thức riêng trong thiết kế trang trí trên cửa tường và khoảng cách của các cột đi kèm, sự phân bố cột tạo ra một nhịp điệu nhất quán với sự dàn trải theo phương nằm ngang, 250 cột phân đoạn khoảng 700 cửa sổ (không kể những cột của sân trong), các cột bao quanh trang trí bằng 20 mẫu khác nhau phản ánh nhiều motif trang trí, kể cả mặt nạ sư tử và hình dáng kỳ lạ, do Rastrelli gom góp trong thời gian hơn 3 thập niên.
Lối vào Cung điện trong dịp lễ trọng là cầu thang Jordan hay Đại sứ. Đây là bộ phận duy nhất của Cung điện được phục hồi theo phong cách giống với thiết kế ban đầu của Rastrelli. |
Lịch sử hỗn loạn
Sự thay đổi chắc chắn xảy ra trong kết cấu và trang trí của Cung điện Mùa Đông. Trong thập niên 1890, tượng đá đặt trên lan can, bị ăn mòn do thời tiết khắc nghiệt ở St Petersburg, sau đó thay bằng tượng đồng, màu cát ban đầu để phun vào mặt tiền bằng vữa không xoa láng đã bị trôi cùng với thời gian nằm dưới một loạt các tranh vẽ có màu đỏ đục (thường dùng trong thế kỷ 19) cho đến màu xanh lục hiện tại.
Nội thất của Cung điện Mùa Đông, với hơn 700 phòng, đã qua nhiều lần sửa đổi. Thiết kế ban đầu của Rastrelli sử dụng công cụ trang trí tương tự như công cụ ông sử dụng trong các cung điện trước: trang trí bằng gỗ và thạch cao mạ vàng, trụ áp tường cầu kỳ để phân đoạn các khoảng không gian rộng lớn chẳng hạn như Phòng Ngai vàng, và sàn lát ván trang trí theo phong cách Rococo của Rastrelli hiện không còn.
Công đoạn hoàn thiện một không gian như thế phải tiếp tục trong nhiều thập niên, khi thay đổi phòng ốc và trang bị lại để phù hợp với sở thích của Catherine Đại đế và những người kế vị bà. Thiệt hại nhiều hơn khi trận hoạn trong năm 1837 hoành hành suốt hơn 2 ngày mà chưa được dập tắt. Trong khi xây dựng lại, hầu hết các phòng đều được trang trí theo phong cách Tân cổ điển do những người kế vị Rastrelli áp dụng, chẳng hạn như Giacomo Quarenghi. Chỉ có phần chính, cầu thang Jordan, cùng với hành lang dẫn đến nó (hành lang Rastrelli) do Vasillii Staslov phục hồi theo phong cách giống với thiết kế ban đầu của Rastrelli.
Thế nhưng Cung điện Mùa Đông vẫn thích hợp khi liên kết với tên tuổi của Rastrelli. Đối với tất cả tình hình thất thường của Elizabeth và các vấn đề cố hữu trong một dự án quy mô như thế, thiên tài của Rastrelli thành công không chỉ trong việc tạo ra một công trình duy nhất trong số những công trình sau cùng mang phong cách Baroque ở châu Âu mà còn dưới ánh sáng của những sự kiện tiếp theo sau - một trong những công trình tưởng niệm trong lịch sử thế giới hiện đại.