Đại thánh đường St Peter

  •  
  • 6.009
  • Thời điểm xây dựng: từ năm 1506 - 1666
  • Địa điểm: Rome, Ý

Vào mùa hè năm 1505 Đại Thượng Phụ Julius II quyết định phá hủy công trình tưởng niệm thiêng liêng nhất ở nước theo đạo Cơ Đốc - nhà thờ Constantine xây dựng hơn 1.000 trước trên ngôi mộ của thánh Peter - và xây dựng lại. Đại thánh đường mới của người là một trong những kỳ quan thế giới, trên một quy mô xưa nay chưa từng có. Hơn 200 năm sau, một sự tiếp nối của các kiến trúc sư tài năng tiếp tục thi công, và kết quả sau cùng cũng thỏa mãn tham vọng của Julius. Đại thánh đường St Peter là lời xác nhận đáng kinh ngạc của sự tự tin, vẻ hùng vĩ và uy quyền.

Huy chương đúc năm 1506, khi bắt đầu xây dựng nhà thờ St Peter, hầu như là ghi chép duy nhất về ý định ban đầu của Bramante.
Kiến trúc sư Julius chọn là Donato Bramante, một thiên tài chính là người giới thiệu phong cách đỉnh cao của thời kỳ Phục hưng ở Rome. Đặc điểm của ông lẫn Julius là kế hoạch xây dựng đại thánh đường mới St Peter thật táo bạo: nhà thờ trung tâm hóa (đối xứng ở cả 4 chiều) - hình thánh giá Hy Lạp có 4 nhánh kết thúc bằng các gian nhà con hình bán nguyệt cuối nhà thờ, phía trên phủ bằng mái bát úp hình bán cầu. Mái bát úp này phải tựa trên 4 trụ bổ tường chính, chống sườn bằng các nhà nguyện hình vuông phía trên lợp mái bát úp nhỏ hơn. Phía mặt tiền phải có 2 tháp. Hầu như thông tin duy nhất về nhà thờ này có được từ sơ đồ chắp vá và tấm huy chương đúc hình công trình phát hành năm 1506.

Ban đầu công trình thi công nhanh chóng, tập trung vào 4 vòm lớn để đỡ mái bát úp, nhưng sau cái chết của Julius năm 1513, và Bramante vào năm kế tiếp nên tiến độ thi công bị chậm. Vấn đề là tiền mặt. Người kế vị Julius, Leo X, gây quỹ bằng việc bán sự xá tội - đảm bảo tội lỗi được tha thứ - là nguyên nhân khiến Luther phản đối ở Wittenberg. Vì thế đại thánh đường St Peter là một trong những nguyên nhân dẫn đến cải cách.

Cũng trong tư cách người kế vị Bramante, Leo X bổ nhiệm Raphael, một sự lựa chọn kỳ lạ vì ông ta không phải là kiến trúc sư, và chỉ dựa vào sự tư vấn kỹ thuật của Antonio da Sangallo. Phần cuối bàn thờ của đại thánh đường cũ đã bị phá hủy để xây dựng một kết cấu giống như thánh đường bên trên ngôi mộ của thánh Peter để bảo vệ mộ. Công việc lúc này gần như chấm dứt trong khi cuộc tranh luận diễn ra nên tiến hành theo cách nào - liệu có tiếp tục theo sơ đồ nhà thờ trung tâm hóa của Bramante hay tuân thủ một sơ đồ truyền thống hơn với gian giữa nhà thờ dài hơn.


Quang cảnh đại thánh đường St Peter nhìn từ mái của dãy cột Bernini
cho thấy mái bát úp giống như thể hiện của Michelangelo chi phối mặt tiền
theo cách lúc này bị gian giữa nhà thờ của Maderno che khuất.

Có nhiều bản vẽ từ thập niên 1520 và 1530 cho thấy các vòm khổng lồ ở chỗ đường giao nhau đang hiện ra lù lù phía trên thánh đường tạm thời trong khi các vách rỗng ở gian giữa nhà thờ Constantine vẫn còn ảm đạm phía trước. Gần như tất cả số châu báu tích lũy trong hàng thế kỷ, trong đó có ngôi mộ của các Đại thượng phụ, đều bị nhẫn tâm đập vỡ.

Từ lúc Raphael mất năm 1520 đến lúc bổ nhiệm Michelangelo năm 1546, phác họa nhiều sơ đồ, một số trung tâm hóa, một số theo chiều dọc, nhưng ở tầng trệt không có sự cải tiến nào đáng kể. Antonio da Sangallo chi tiết hóa mô hình, hiện vẫn còn nhưng sơ đồ này không bao giờ khởi công. Đây là thời kỳ khó khăn đối với chức Giáo hoàng, kể cả việc cướp phá thành Rome và sự phát triển của đạo Tin lành.

Một khởi đầu mới

Vẻ hùng vĩ theo quan niệm của Michelangelo lúc này có thể thấy rõ từ công viên Vantican và hiếm khi công chúng nhìn thấy.
Michelangelo là sự chọn lựa của Đại Thượng phụ Paul III. Ông miễn cưỡng đảm nhận công việc, không hề có thù lao, "vì sự kính Chúa", ngay lập tức ông trở lại sơ đồ ban đầu của Bramante. Ông phát biểu: "bất kỳ ai phát xuất từ ý tưởng của Bramante cũng phát xuất từ chân lý". Quan niệm kiến trúc của ông dù sao cũng tương phản với ý tưởng của Bramante. Thay cho hình dạng hình học có quan hệ logic, ông xem khối lượng và không gian như sự thể hiện của các tác động không thể cưỡng. Đây là một quan niệm kiến trúc cơ bản và khiến ông trở thành nhà tiên phong trong phong cách Baroque như một kết quả của thời kỳ Phục hưng. Ông tăng đáng kể độ dày của các trụ bổ tường chính và vách tường ngoài, nghĩ rằng (ông nghĩ đúng) chúng quá yếu đến mức không thể đỡ nổi mái bát úp khổng lồ. Vào thời điểm ông mất năm 1546, đại thánh đường St Peter đã phát triển như trên đỉnh tường đa giác dưới mái bát úp và mô hình chi tiết của mái bát úp đã được chuẩn bị để làm ý định của ông thêm rõ ràng.

Kiến trúc sư kế tiếp, Giacomo della Porta, không theo đúng thiết kế của ông, nhưng phác họa và kết cấu chính vẫn theo ý tưởng của Michelangelo. Mái bát úp theo dạng hai lớp vỏ: lớp vỏ trong hình bán cầu có thể nhìn thấy từ bên trong, và một lớp vỏ khác, hơi nhọn hơn một chút, chỉ nhìn thấy từ bên ngoài. Được các đường sườn động lực học chia thành nhiều vòng cung đồng quy ở trên phần đỉnh, tạo ra tác động liên tục đến thiết kế mái bát úp từ đó đến nay.

Tác động thực sự trong khả năng tưởng tượng của Michelangelo lúc này chỉ có thể đánh giá đúng giá trị từ góc nhìn công viên Vatican. Từ đây một hệ thống thứ bậc phức hợp gồm nhiều hình dạng - kiểu dáng của các cột áp tường khổng lồ, với những khẩu độ chèn vào không gian rõ ràng quá nhỏ đối với chúng, tầng hầm mái với các khung cửa sổ tinh vi, và một vành đai mạnh mẽ gồm nhiều cột ghép đôi quanh tường đa giác dưới mái bát úp cùng hình dáng cao vút của chính bản thân mái bát úp - hình thành một ấn tượng đầy sinh khí không thể nào quên.

4 giai đoạn phát triển đại thánh đường St Peter, thể hiện nhiều giải pháp khác nhau do 4 kiến trúc sư đề xuất. Kết quả, khi xét đến nghi thức hành lễ, cần phải xây dựng một gian giữa nhà thờ thật dài, kết hợp ý tưởng của Bramante và Michelangelo.
Michelangelo cho rằng khi nhìn từ mặt tiền cũng có sinh khí như thế, nhưng mặt tiền không hề được xây dựng, và ý tưởng của một gian giữa nhà thờ trước đây (sơ đồ thánh giá Latin) lại một lần nữa được chú ý. Năm 1607, một ủy ban gồm 10 kiến trúc sư ra quyết định sau cùng, Carlo Maderno, một trong những kiến trúc sư thuộc thế hệ Baroque đầu tiên đảm nhận thi công, trong vòng 10 năm hoàn tất gian giữa nhà thờ.

Hoàn thành đại thánh đường St Peter

Phải mất một thời gian khá dài mới hoàn thành đại thánh đường St Peter, kỹ thuật xây dựng áp dụng trong thực tế chắc chắn đã thay đổi. Trong một số năm khi công trình đang được xúc tiến, số nhân công lên đến 2.000 người. Đây là con số lúc khởi đầu, khi Bramante ký hợp đồng với 5 kiến trúc sư phụ, số này lại tuyển dụng nhiều toán thợ lành nghề trả theo lương khoán, thực hiện từng chi tiết trên mỗi mét vuông vỉa hè, vách và mái.

Chỗ giao nhau của Bramante không bao giờ đỡ mái bát úp theo ông nghĩ và chừa phần khắc phục cho Michelangelo. Dưới sự điều động của ông, một đạo quân những người lao động lại tăng. Khi xây dựng lên cao, ông làm thêm các đường dốc đắp đất xoáy ốc cho lừa kéo đá lên cao. Thường phải tùy thuộc hoạt động tích cực của Đức Giáo hoàng hiện hành. Lúc Della Porta đang xây phần mái bát úp, mọi nguồn tài nguyên đều bị cưỡng bức đưa vào phục vụ và có đến 800 lao động làm việc trong các ca ngày và ca đêm để thi công.

Khi xây dựng gian giữa nhà thờ của Maderno, tình hình cũng tương tự. Năm 1600 hình thành một đội ngũ thợ lành nghề gồm các thợ nề, thợ sơn, thợ trát vữa, thợ lắp kính và thợ mạ vàng, phản ánh thực tế lúc này công trình chú ý đến phần trang trí cũng nhiều như phần kết cấu. Những chức năng chuyên môn hóa này sẽ được lưu truyền từ đời cha đến đời con, toàn bộ nhóm thợ gọi là "Sampietrini"

Hầu hết số đá sử dụng trong đại thánh đường St Peter đều lấy từ mỏ ở quanh vùng như tufa lấy từ Port Portense và travertine lấy từ Tivoli. Khuôn vòm bằng gỗ cần thiết để làm mái cong hình trụ của Maderno bản thân đã là kỳ công kỹ thuật, và toàn bộ thân gỗ đều chở từ Rome đến. Hơn 1.000 nhân công được tuyển mộ trong xây dựng và trong khâu phá dỡ, chuyển xà bần vết tích cuối cùng của đại thánh đường cổ.

Bên trong chỗ giao nhau ở giữa của đại thánh đường St Peter: Không gian theo ý tưởng của Michelangelo, nhưng trang trí theo ý tưởng của Bernini. Bức họa màu nước này do Louis Haghe mô tả đám rước của Đức Giáo hoàng (1864).
Không ai muốn đảm nhận công việc của Maderno. Muốn nâng cao công trình cả về ngoại lẫn nội thất, ông phải làm theo ý tưởng của Michelangelo. Để thiết kế một mặt tiền mới hóa ra không nên làm, nên kết quả không phản ánh đúng tài năng của Maderno. Thay vì mặt tiền theo đúng kiểu Baroque, ông chấp nhận sơ đồ ban đầu của Michelangelo nhưng được hiểu theo nghĩa tẻ nhạt, buồn chán và nặng nề không một ai tỏ lòng thán phục. Đặc biệt không may là sự hủy bỏ (vì lý do kết cấu) các tháp phải chống sườn các nhịp giữa. Lúc này rộng theo kiểu không tương xứng trong khi chiều dài của gian giữa nhà thờ phía sau có nghĩa là mái bát úp nên đỉnh cao nhất của toàn bộ công trình, không thể nhìn thấy ngoại trừ nhìn từ xa.

Số liệu thực tế:

  • Chiều dài nội thất: 183m
  • Tổng chiều dài, kể cả mái cổng: 213m
  • Chiều rộng cánh ngang: 137m
  • Chiều cao mái bát úp với Cửa trời trên mái: 138m
  • Đường kính mái bát úp: 42m
  • Chiều rộng gian giữa nhà thờ: 25m
  • Chiều rộng mái cổng: 71m
  • Chiều rộng quảng trường sân San Piotro: 198m

Đóng góp của Bernini

Kiến trúc sư nổi tiếng sau cùng tham gia thi công đại thánh đường St Peter là Gianlorenzo Bernini, bậc thầy trong phong cách Baroque. Đối với hầu hết khách tham quan thật không công bằng khi cho rằng, ấn tượng chung ở cả ngoại lẫn nội thất đều thuộc về Gianlorenzo Bernini: Trong nội thất, trang thờ rất rộng (hoàn tất năm 1633) phía trên mộ St Peter, một chiếc lọng bằng đồng hình tháp đỡ trên các cột mạch nha, còn ở ngoại thất là dãy cột hình bầu dục rộng lớn gồm các cột Tuscan 4 gờ viền sâu (hoàn tất năm 1666), bao quanh Quảng trường S.Pietro và tạo thêm yếu tố tuyệt vời mà mặt tiền của Maderno đang thiếu.

Trang trí vô cùng phong phú và đồ gỗ nội thất của đại thánh đường St Peter - bức khảm tượng (có nhiều tượng lớn hơn người), bản khắc gỗ, trát vữa và vô số mộ của các đức Giáo hoàng cũng là công trình của Bernini, đều truyền cảm hứng nếu không có bàn tay của ông. Đại thánh đường St Peter luôn mang tính chất vô tận, và nếu không thể khẳng định đây là sự hợp nhất của một tầm nhìn kiểm soát của một cá nhân, thì đây chính là sự thể hiện độc đáo của một dân tộc đầy tài năng sáng tạo trong hai thế kỷ.


Từ trên cao, dễ nhận ra Piazza (quảng trường) của Bernini
được bao bọc bằng các dãy cột hình bầu dục.

H.T (Theo Kiến trúc thế giới hiện đại)
  • 6.009