Ở thời nguyên thủy nam giới đảm nhận việc săn bắn nên ngày nay họ nhìn xa tốt hơn, trong khi phụ nữ chuyên hái lượm nên họ tỏ ra xuất sắc hơn trong việc quan sát ở cự ly gần.
Phát hiện này giúp chúng ta hiểu tại sao não của nam và nữ phát triển theo hai hướng hoàn toàn khác biệt trong suốt hàng chục nghìn năm qua. Chính vì sự khác biệt đó mà đàn ông thường tỏ ra vượt trội hơn chị em trong việc đánh giá những mục tiêu dài hạn trong tương lai.
(Ảnh minh họa: Photobucket) |
Kết quả cho thấy nam giới tỏ ra chính xác hơn nữ giới khi tờ giấy được đặt ở khoảng cách 100 cm, trong khi các tình nguyện viên nữ tỏ ra chính xác hơn khi mục tiêu cách họ 50 cm trở xuống (nghĩa là trong tầm với của tay).
“Có nhiều bằng chứng cho thấy quá trình xử lý thông tin thị giác ở cự ly xa và gần xảy ra ở những vị trí khác nhau trong não. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chứng tỏ rằng não đàn ông xử lý thông tin thị giác ở xa tốt hơn, còn não phụ nữ xuất sắc hơn trong việc xử lý thông thị giác ở khoảng cách gần”, Helen Stancey, trưởng nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Theo Stancey, khác biệt trong khả năng xử lý thông tin thị giác có thể bắt nguồn từ sự phân công lao động của con người ở thời nguyên thủy. Khi đó nam giới săn bắn còn phụ nữ hái lượm.
“Do chỉ tập trung vào hái lượm, phụ nữ cần phải quan sát tốt trong cự ly gần. Trong khi đó, việc săn bắn buộc đàn ông phải phát triển khả năng quan sát từ xa”, bà nói.