Đập nước gây biến đổi khí hậu

  •  
  • 621

Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, các hồ chứa nước, đặc biệt ở vùng nhiệt đới, là nguồn đáng kể gây ô nhiễm khí nhà kính quy mô toàn cầu.

Các nhà nghiên cứu Brazil ước tính năm 2007 rằng, khí methane từ các hồ chứa, đập thủy điện chịu trách nhiệm đối với 4% biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Các yếu tố chính ảnh hưởng phát thải khí nhà kính của đập nước
Các yếu tố chính ảnh hưởng phát thải khí nhà
kính của đập nước (Đồ họa: International Rivers)

Khí nhà kính, chủ yếu methane (CH4) và carbon dioxide (CO2), được phát thải từ tất cả vài chục hồ chứa nước được khảo sát. Khí thoát ra từ bề mặt hồ chứa, các turbin, đập tràn và hàng chục cây số phía hạ nguồn. Lượng phát thải lớn nhất ở vùng khí hậu nóng. Các nhà máy thủy điện công suất lớn ở vùng nhiệt đới có thể tác động việc trái đất ấm lên với mức độ lớn hơn rất nhiều so với những nhà máy chạy bằng năng lượng hóa thạch có cùng sản lượng điện.

“Nhiên liệu” cho những phát thải này là việc thối rữa, phân hủy của chất hữu cơ có trong thực vật và đất đai bị ngập nước khi hồ chứa lần đầu tích nước. Carbon trong sinh vật phù du và thực vật sống và chết trong hồ chứa, mảnh vụn (cát, sỏi…) bị rửa trôi từ nguồn nước phía trên và tình trạng ngập lụt theo mùa khu vực xung quanh hồ chứa khiến việc phát thải khí nhà kính kéo dài liên tục, chừng nào hồ chứa còn tồn tại.

Vai trò của hồ chứa với tư cách gây ô nhiễm, tác động biến đổi khí hậu thu hút sự chú ý ngày càng tăng của cộng đồng chính sách cũng như khoa học khí hậu.

Theo Đất Việt
  • 621