Dấu hiệu cho thấy bạn là người rối loạn nhân cách

  •   4,85
  • 9.103

Người rối loạn nhân cách thường ngủ ít, không có cảm xúc, thích làm cho người khác có cảm giác tội lỗi, luôn nói dối và vô trách nhiệm...

Rối loạn nhân cách là gì?

Rối loạn nhân cách (psychopath)còn được gọi là thái nhân cách (trạng thái biển đổi nhân cách) là một trong những rối loạn khó phát hiện nhất. Nhìn từ bên ngoài, người rối loạn nhân cách có thể trông rất bình thường, thậm chí hấp dẫn, quyến rũ. Thế nhưng bên trong, họ thiếu thấu cảm và hối hận, mang tính cách mạnh bạo, tự cao tự đại và có những hành vi chống đối xã hội kéo dài.

Giới khoa học nhận định rối loạn nhân cách có mối liên quan đến hành vi phạm tội. Nhiều tên sát nhân hàng loạt nổi danh như Ted Bundy và John Wayne Gacy và Dennis Rader đều bị rối loạn nhân cách.

Nguyên nhân gây rối loạn nhân cách

Có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn nhân cách. Bệnh có thể phát triển từ một chấn thương hoặc một sự kiện đầy kịch tính xảy ra trong cuộc sống. Một số nhà nghiên cứu gợi ý về sự mất cân bằng các chất hóa học trong não và các tác động của môi trường chỉ là nhân tố kích hoạt những thay đổi trong tính cách.

Rối loạn nhân cách cũng kết hợp với các yếu tố di truyền và gia đình. Các trải nghiệm đau khổ hay sợ hãi trong suốt thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ mắc rối loạn nhân cách. Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào loại cụ thể của rối loạn nhân cách.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây rối loạn nhân cách như:

  • Có một sự kiện đau thương
  • Có thời thơ ấu khó khăn, như bị lạm dụng hoặc không được quan tâm
  • Bị chấn thương não
  • Yếu tố di truyền.

Dấu hiệu cho thấy một người bị rối loạn nhân cách

Diễn viên Mads Mikkelsen trong vai Hannibal Lecter, sát nhân bị cho là rối loạn nhân cách.
Diễn viên Mads Mikkelsen trong vai Hannibal Lecter, sát nhân bị cho là rối loạn nhân cách. (Ảnh: indiewire).

Không có cảm xúc

Theo bác sĩ tâm lý Scott Bonn, những người mắc Psychopath thường không thể hiện cảm xúc của mình, thậm chí là vô cảm. Khi nhìn thấy một ai đó buồn bã, bạn có thể đến an ủi, ôm người ấy nhưng bạn sẽ tuyệt nhiên không thấy điều này ở người rối loạn nhân cách này. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng, những người Psychopath còn không hề cảm thấy sợ hãi.

Ngủ ít

Một số nghiên cứu cho thấy hầu hết người này đều ngủ ít hơn những người bình thường. Thông thường, họ ngủ 4-6 giờ một đêm do thường xuyên bị kích động. Vì vậy thật khó để họ bình tĩnh và ngủ ngon. Dù thiếu ngủ nhưng họ không cảm thấy kiệt sức về cảm xúc như người bình thường.

Thích làm cho người khác cảm giác có lỗi

Những người này thường không bao giờ nhận lỗi của mình cả. Họ thường cướp lời người khác và diễn giải để đổ lỗi cho người khác. Ngoài ra, những người Psychopath cũng thích kích động để đối phương tức điên lên, thể hiện những mặt xấu của mình. Đơn giản vì họ thích thế.

Thích thể hiện và luôn có sức hút đặc biệt

Thích thể hiện và luôn có sức hút đặc biệt
Những người rối loạn nhân cách đều rất thích được chú ý và bản thân họ cũng cực kỳ quyến rũ.

Có một sự thật là những người rối loạn nhân cách đều rất thích được chú ý và bản thân họ cũng cực kỳ quyến rũ. Giống như diễn viên, họ đeo mặt nạ thân thiện, vì vậy họ có thể làm cho bất cứ ai tin tưởng mình bằng lời nói ngọt ngào.

Rất yêu bản thân mình

Những người Psychopath luôn cho mình đẹp nhất nên luôn phơi bày những điểm tốt của bản thân và chăm chăm nhìn vào lỗi lầm người khác. Thích thể hiện thành tích và yêu thích được khen ngợi là đặc điểm của những người này.

Luôn nói dối

Những người có vấn đề về tâm lý thường nói dối để đạt được điều mình mong muốn. Họ không cảm thấy xấu hổ về điều này và cũng chẳng lo sợ khi mình bị phát hiện. Ngoài ra, những người này còn luôn tìm cách lấp liếm để thoát khỏi bất kỳ tình huống bất lợi nào.

Vô trách nhiệm

Luôn phủ nhận trách nhiệm về hành động, hậu quả mình gây ra là đặc điểm rất rõ của người rối loạn nhân cách chống đối xã hội

Luôn phá vỡ quy tắc

Đây là một trong những đặc điểm phổ biến nhất của những người này. Họ yêu bản thân và không tuân theo luật vì nghĩ rằng họ tốt hơn luật pháp. Họ còn khuyến khích các nạn nhân làm theo mình để rũ bỏ trách nhiệm.

Có dấu hiệu mất trí nhớ

Người mắc chứng bệnh này thường gặp các vấn đề nghiêm trọng về trí nhớ, không phải là những kiểu "quên lãng" như làm mất chìa khóa hoặc quên không nhớ mình để xe ở đâu… Mà đó là việc khó nhớ lại các sự kiện hàng ngày, những thông tin cá nhân quan trọng…

Lòng tự trọng thấp

Những người mắc chứng rối loạn đa nhân cách có lòng tự trọng thấp, vì vậy họ chủ yếu dựa vào lời khen ngợi bên ngoài để giúp xác định khả năng của họ, kèm theo đó là cảm giác tự ti và bất an. Những người này thường làm theo và lặp lại các hành động và hành vi của người khác, bởi vì khả năng độc lập và tự trị của họ là rất thấp.

Sợ bị bỏ rơi

Sự sợ hãi cô đơn, từ chối, hoặc bị bỏ rơi là một dấu hiệu của bệnh đa nhân cách. Những bất an này khiến họ ghen tuông và có những hành vi hoang tưởng, làm cho những người xung quanh cảm thấy vô cùng sợ hãi.

Cập nhật: 04/03/2020 Tổng Hợp
  • 4,85
  • 9.103