Đây là 7 hang ổ tiềm năng nhất người ngoài hành tinh có thể đang trú ngụ

  •   3,712
  • 22.331

Những hành tinh này hội tụ đủ những điều kiện để duy trì nước dạng lỏng - điều kiện tiên quyết để sự sống xuất hiện.

Gần đây, NASA đã khiến cả thế giới phải giật mình khi công bố tìm ra tới hơn 1.284 hành tinh mới nằm ngoài hệ Mặt trời - còn gọi là các exoplanet. Điều này đã nâng tổng số những hành tinh được xác nhận lên tới trên 3.000.

Và đó vẫn chưa phải tất cả. Với phát hiện này, các nhà khoa học đã có niềm tin rằng về cơ bản, mọi ngôi sao trong mỗi thiên hà sẽ có ít nhất một hành tinh quay xung quanh nó. Và trên thực tế, có tới hơn... 100 tỉ ngôi sao ngay trong Dải Ngân Hà của chúng ta.

Mọi ngôi sao trong mỗi thiên hà sẽ có ít nhất một hành tinh quay xung quanh nó.
Mọi ngôi sao trong mỗi thiên hà sẽ có ít nhất một hành tinh quay xung quanh nó.

Với một số lượng khủng khiếp như vậy, ngay cả những người kém mộng mơ nhất cũng phải thừa nhận rằng chúng ta không hề đơn độc trong vũ trụ này.

Để xác định một hành tinh có khả năng tồn tại sự sống, các nhà khoa học sẽ dựa vào 2 tiêu chuẩn: Độ rắn của bề mặt hành tinh, và vùng Goldilock (Hay Goldilock zone) - khoảng cách từ hành tinh tới sao chủ phù hợp để duy trì nước dạng lỏng.

Dưới đây sẽ là những hành tinh đáp ứng đủ những tiêu chuẩn đó, và có tiềm năng trở thành hang ổ của người ngoài hành tinh.

1. Hệ thống sao Alpha Centauri (2016)

Alpha Centauri là một hệ thống gồm 3 ngôi sao chỉ cách chúng ta 4 năm ánh sáng.
Alpha Centauri là một hệ thống gồm 3 ngôi sao chỉ cách chúng ta 4 năm ánh sáng.

Được phát hiện từ khá lâu, nhưng chỉ mới đây, hệ thống sao này đang được cho là có tiềm năng nhất để nuôi dưỡng hành tinh có khả năng duy trì sự sống.

Tất cả là nhờ dự án đột phá của Stephen Hawking và tỷ phú Yuri Miner. Họ sẽ phóng những robot nhỏ bằng chiếc iPhone nhằm tìm kiếm sự sống xung quanh Alpha Centauri.

2. Hệ thống sao Trappist-1 (2016)

Đây là một ngôi sao lùn nâu cách chúng tao 40 năm ánh sáng.
Đây là một ngôi sao lùn nâu cách chúng tao 40 năm ánh sáng.

Cũng trong năm 2016, NASA tìm thấy Trappist-1 - một ngôi sao lùn nâu cách chúng ta khoảng 40 năm ánh sáng, và có tới 3 hành tinh có kích cỡ giống Trái đất xoay xung quanh nó.

Trên thực tế, chỉ có một hành tinh trong số này thuộc vùng Goldilock. Nhưng 2 hành tinh còn lại có một mặt luôn đối diện với sao chủ, nên dù cách xa nhưng vẫn có khả năng chúng có nước dạng lỏng và nuôi dưỡng được sự sống.

3. Kepler-442b (2015)

Hành tinh này được mệnh danh là "Trái đất thứ 2".
Hành tinh này được mệnh danh là "Trái đất thứ 2".

Tháng 7/2015, NASA công bố tìm thấy Kepler-442b, hành tinh được mệnh danh là "Trái đất thứ 2". Hành tinh này có kích cỡ gần như tương đồng với Trái đất, cách chúng ta 1.400 năm ánh sáng.

Theo các khoa học gia, Kepler-442b sở hữu một khoảng cách hoàn hảo với ngôi sao chủ của nó. Thậm chí, hành tinh này được đánh giá là thích hợp với sự sống "hơn cả Trái đất xịn", vì đã xoay quanh sao chủ tới 6 tỉ năm.

4. Kepler-186f (2014)

Đây là một trong những hành tinh có kích cỡ giống Trái đất đầu tiên được phát hiện trong vùng Goldilocks.
Đây là một trong những hành tinh có kích cỡ giống Trái đất đầu tiên được phát hiện trong vùng Goldilocks.

Được tìm ra vào năm 2014, Kepler-186f là một trong những hành tinh có kích cỡ giống Trái đất đầu tiên được phát hiện nằm trong vùng Goldilocks.

Hành tinh cách chúng ta 500 năm ánh sáng này chỉ lớn hơn Trái đất khoảng 10%, và có nhiều bằng chứng cho thấy nó là một hành tinh đá.

Ngôi sao chủ của Kepler-186f đỏ và nguội hơn Mặt trời của chúng ta.

5. Kepler-62 (2013)

Hành tinh này có khối lượng lớn hơn Trái đất và nằm trong vùng Goldilocks.
Hành tinh này có khối lượng lớn hơn Trái đất và nằm trong vùng Goldilocks.

Kepler-62 là một ngôi sao có nhiệt độ thấp hơn Mặt trời một chút, nằm cách chúng ta 1.200 năm ánh sáng. Và đây là ngôi sao chủ của 2 hành tinh có tiềm năng duy trì sự sống: Kepler-62e và Kepler-62f.

Đây đều là những hành tinh có khối lượng lớn hơn Trái đất, và đều nằm trong vùng Goldilock của Kepler-62.

6. Gliese 667 Cc (2011)

Hành tinh này có khối lượng gấp 4 lần Trái đất.
Hành tinh này có khối lượng gấp 4 lần Trái đất.

Năm 2011, giới thiên văn phát hiện ra Gliese 667 Cc. Hành tinh này xoay quanh một ngôi sao lùn đỏ, cách chúng ta chỉ 24 năm ánh sáng, và cũng nằm trong khu vực "ở được".

Các số liệu cho thấy hành tinh có khối lượng gấp 4 lần Trái đất, nhưng hiện chúng ta vẫn chưa thể xác định được kích cỡ của hành tinh, do sao lùn thường có ánh sáng không mạnh.

7. Kepler-22b (2011)

Kepler-22b được xem là hành tinh giống với Trái đất nhất từ trước tới nay.
Kepler-22b được xem là hành tinh giống với Trái đất nhất từ trước tới nay.

Vào thời điểm được phát hiện năm 2011, Kepler-22b được xem là hành tinh giống với Trái đất nhất từ trước tới nay.

Nó nằm gọn ghẽ trong vùng Goldilocks, với một ngôi sao cũng tương tự Mặt trời, cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng.

Kepler-22b có kích cỡ gấp đôi Trái đất, và có nhiệt độ trung bình trên bề mặt hành tinh rơi vào khoảng 22 độ C.

Cập nhật: 18/06/2016 Theo Trí Thức Trẻ
  • 3,712
  • 22.331