Đây là lý do vì sao khả năng sáng tạo của bạn thua kém người khác

  •   4,52
  • 3.317

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã bất ngờ tìm ra lí do giúp một số người có khả năng sáng tạo hơn hẳn những người khác.

Sáng tạo thường được định nghĩa là khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ và khả dụng. Trên thực tế thì tất cả chúng ta đều cần phải suy nghĩ sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày, mà có khi bản thân cũng chẳng nhận ra.

Từ những việc nhỏ như tận dụng thức ăn thừa, đến những việc như đóng một cây đinh, khoan một cái lỗ trên tường, nếu đưa ra được một ý tưởng mới thì đó được gọi là sáng tạo.

Nhưng cũng giống như trí thông minh, sự sáng tạo cũng theo mức độ, và có những người sở hữu khả năng sáng tạo đạt mức đỉnh cao. Leonardo da Vinci, Picasso, hay gần hơn là Steve Jobs chính là những nhân vật như thế.

Steve Jobs
Apple - thương hiệu nổi tiếng bởi sự độc đáo trong thiết kế - có được những thành công như hôm nay phần lớn nhờ vào quá trình sáng tạo không ngừng của Steve Jobs.

Nhưng phân cấp sáng tạo là như thế nào? Đối với khoa học, họ chia nó thành 2 mức như sau.

  1. Đầu tiên là "Little – C" là tên gọi để chỉ việc sáng tạo những thứ đơn giản, như tự làm một món quà sinh nhật độc đáo, tự tay gói quà theo phong cách riêng, hoặc tự mình kể ra một câu chuyện hài.
  2. Mức còn lại là "Big – C" dành cho những hoạt động sáng tạo phức tạp hơn như viết một bài diễn thuyết, sáng tác một bài thơ hoặc thiết kế sản phẩm khoa học.

Sáng tạo thường được định nghĩa là khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ và khả dụng.
Sáng tạo thường được định nghĩa là khả năng đưa ra những ý tưởng mới lạ và khả dụng.

Điều này có nghĩa rằng để phục vụ cho đời sống, chúng ta chỉ cần Little - C. Nhưng để đạt được thành tựu, thứ cần có phải là Big - C.

Bí quyết để kích hoạt "Big – C"

Các nhà nghiên cứu về tâm lý học và thần kinh học đã bắt đầu theo dõi quá trình tư duy và vùng não liên quan đến sự sáng tạo. Các bằng chứng cho thấy sự sáng tạo có liên quan mật thiết đến quá trình tư duy tự phát và có kiểm soát. Đây cũng chính là khả năng tự phát hiện ý tưởng và tự mình đánh giá chúng.

Nhưng dù tìm ra mối liên hệ này, song các nhà khoa học trước vẫn chưa giải đáp được thắc mắc: Điều gì làm cho một số người sáng tạo hơn những người khác?

Trong một nghiên cứu mới, Roger Beaty - Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc ĐH Harvard cùng các đồng nghiệp đã kiểm tra liệu khả năng tư duy sáng tạo của một người, có thể được giải thích bằng sự kết nối giữa các vùng não hay không.

Chân dung Roger Beaty - Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc Đại học Harvard.
Chân dung Roger Beaty - Tiến sĩ về thần kinh học nhận thức thuộc Đại học Harvard.

Khi tiến hành nghiên cứu, Roger đã chọn ra 163 người. Anh chiếu những vật dụng khác nhau trên màn hình, chẳng hạn như một bao bì kẹo cao su hoặc bít tất... sau đó yêu cầu người tham gia đưa ra cách để sử dụng chúng, càng sáng tạo càng tốt.

Trong lúc họ làm nhiệm vụ, họ sẽ được quét MRI để đo sự liên kết hoạt động giữa tất cả các vùng não.

Đồng thời việc xếp hạng những ý tưởng cũng được thực hiện. Những ý tưởng "Little - C" (như bít tất là để đi dưới chân) sẽ được điểm thấp, trong khi Big - C (như dùng bít tất chuyển thành hệ thống lọc nước) thì được điểm cao hơn.

Nghiên cứu đã cho thấy có một sự tương quan đáng kể giữa điểm số sáng tạo của người tham gia và sự liên kết của các vùng não. Nói cách khác, những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.

Những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.
Những người có kết nối giữa các vùng não mạnh mẽ hơn sẽ đưa ra được những ý tưởng tốt hơn.

Bùng nổ sức sáng tạo nhờ ba mạng lưới đặc biệt

Roger cũng đã xác định 3 mạng lưới trong não đóng vai trò then chốt trong việc tư duy sáng tạo. Đó là mạng mặc định, mạng điều hành và mạng thông tin phản hồi.

Ba mạng này thường không làm việc cùng nhau.
Ba mạng này thường không làm việc cùng nhau.

Mạng mặc định là một tập hợp các khu vực hoạt động khi mọi người đang nghĩ vẩn vơ trong tâm trí, mơ mộng và tưởng tượng. Đó là mạng tư duy tự phát. Mạng này có thể giúp tạo ra ý tưởng mới, hoặc là bước khởi động não bộ để suy nghĩ về một vấn đề đang gặp phải.

Mạng điều hành là một tập hợp các khu vực hoạt động khi mọi người cần tập trung kiểm soát quy trình suy nghĩ của họ. Mạng này có vai trò đánh giá ý tưởng và sửa đổi chúng để phù hợp với thực tế.

mạng thông tin chịu trách nhiệm như một "trạm liên lạc" giữa mạng 2 mạng kia.

Điều đáng chú ý đó là ba mạng này thường không làm việc cùng nhau. Ví dụ, khi mạng điều hành được kích hoạt, mạng mặc định lại bị hủy kích hoạt. Nhưng riêng với những người có khả năng sáng tạo tốt, cả 3 vùng não lại hoạt động cùng một lúc.

Khi quét MRI, các nhạc sĩ nhạc jazz thích pha trộn những giai điệu lạ, các nhà thơ thích sáng tác thơ mới và các họa sỹ thị giác hay phác hoạ ý tưởng đều là những người biết phối hợp đồng thời ba mạng lưới não này khi họ làm việc.

Với những người có khả năng sáng tạo tốt, cả 3 vùng não lại hoạt động cùng một lúc.
Với những người có khả năng sáng tạo tốt, cả 3 vùng não lại hoạt động cùng một lúc.

Nhưng điều này có ý nghĩa gì? Thực chất thì hiện tại, nghiên cứu chỉ có tác dụng cung cấp nền tảng lý thuyết thôi. Nhưng trong tương lai, khi con người có khả năng tự sửa đổi các mạng lưới trong não bộ thì khác.

Khi ấy, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một Steve Jobs. Khoa học sẽ đạt đến đỉnh cao, nếu như mọi người đều có khả năng sáng tạo vượt bậc.

Nhưng ấy là câu chuyện của tương lai, và hãy để tương lai trả lời.

Cập nhật: 04/05/2018 Theo helino
  • 4,52
  • 3.317