Truy tìm hố tử thần: Các nhà khoa học vào cuộc

  •  
  • 3.248
Từ đầu mùa mưa đến nay, các trục đường giao thông tại TP.HCM đã xuất hiện 42 “hố tử thần”.

Trước tình hình đó, một nhóm chuyên gia vừa được thành lập nhằm truy tìm nguyên nhân và khắc phục hiện tượng trên.

Theo Công văn số 5518/UBND-ĐTMT ngày 1.11, UBND TP.HCM đã yêu cầu Liên hiệp Các hội khoa học - kỹ thuật TP.HCM thành lập nhóm chuyên gia để xác định chính xác nguyên nhân phát sinh các “hố tử thần” và đề xuất biện pháp xử lý triệt để hiện tượng này.


Một “hố tử thần” tại TP.HCM.

Giới chuyên môn vào cuộc

Theo những đánh giá ban đầu, xác định của cơ quan chức năng nguyên nhân gây ra 42 “hố tử thần” vừa qua là do: Ống cấp, thoát nước cũ bị xì, bể, hở mối nối; thi công không đúng quy trình, quy định; thi công làm vỡ các ống đang có; hở nối cáp ngầm điện lực và không tuân thủ biển báo. Tuy nhiên, ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội Cầu - Đường - Cảng TP.HCM cho rằng ngoài các nguyên nhân trên có thể còn do: Nhiều công trình ngầm không còn sử dụng nhưng đơn vị quản lý không hủy bỏ - bơm các nhiều công trình ngầm không còn sử dụng, nhưng đơn vị quản lý không bơm cát, vữa đầy vào, gây sụt lún, vữa bít kín gây sụt lún; thi công lâu làm móng đường bị ngâm nước lâu gây phá hủy kết cấu; sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý chưa rõ ràng; và có thể do lỗi thiết kế.

Việc trong tthời gian gần đây xuất hiện nhiều hố tử thần có thể do thanh tra giao thông làm chưa nghiêm, còn chậm”, PGS-TS Nguyễn Bá Hoàng, Trường ĐH Gia thông vận tải, TP. HCM, nói. Theo ông Hoàng, Đđể nhanh chóng xác định được cụ thể của hiện tượng sụt lún gây ra “hố tử thần”, TP.HCM cần thành lập một trung tâm dữ liệu về giao thông, các công trình ngầm, những khu vực bị ngập do mưa, triều cường. Trong khi đó, ông Vũ Đức Thắng, một chuyên gia tư vấn độc lập nêu nghi vấn: “Nếu nói các hố tử thần này do nền đất yếu, tại sao nó không làm sụp một đoạn đường, hay một khu vực rộng lớn mà chỉ có những hố nhỏ như vừa qua”, ông Vũ Đức Thắng, một chuyên gia tư vấn độc lập phân tích.

Nhóm chuyên gia thuộc Hội Cầu - Đường - Cảng TP.HCM, đã thành lập các nhóm khảo sát theo hướng: Khảo sát về địa chất, thủy văn; khảo sát về công trình ngầm; lật lại hồ sơ thiết kế, đơn vị quản lý và cả dựng lại hiện trường một số hố tử thần đã được san lấp. Đi cùng với đó sẽ đánh dấu các khu vực khả nghi có thể sẽ xuất hiện “hố tử thần”. Ông Hà Học Trường, Trưởng nhóm chuyên gia giải thích: Đây là một nhóm chuyên gia độc lập, làm việc và chịu trách nhiệm theo chuyên môn, chứ không chịu sự chỉ đạo, chi phối của sở, ngành nào. Trong vòng 45 ngày, nhóm chuyên gia sẽ phải tìm ra nguyên nhân chính xác phát sinh các “hố tử thần" để trình cho UBND thành phố có hướng giải quyết, khắc phục.


TS Vũ Văn Bằng và “máy đo tia đất”.

Huy động thiết bị, máy móc tìm “hố tử thần”

Phục vụ cho công tác truy tìm nguyên nhân phát sinh các “hố tử thần”, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, TS Trương Thành Công, cho biết sở sẽ đưa một thiết bị lên TP.HCM để giúp vào việc này: Ông vừa làm công văn gởi cho UBND TP.HCM mang thiết bị lên giúp tìm “hố tử thần”. Đây vốn là máy đo tia đất, một thiết bị được chế tạo từ đề tài nghiên cứu khoa học do sở KH – CN tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cấp kinh phí nghiên cứu và đã được nghiệm thu vào cuối tháng 5.2010. Thiết bị đã giúp tìm thấy nước ngầm tại xã Suối Rao, huyện Châu Đức của tỉnh, nơi trước đây người dân không thể tìm thấy nước ngầm.

TS Vũ Văn Bằng, cha đẻ của “máy đo tia đất” thiết bị nói: Thiết bị dò tìm của ông phát hiện được những gì mắt thường không thể thấy được, hoặc bị che khuất ở các lĩnh vực: Điện tử, xây dựng, môi trường, địa chất… Do vậy, ông hoàn toàn tin tưởng “máy đo tia đất” sẽ tìm được các hố tử thần tại TP.HCM. Thể ông, để dò tìm “hố tử thần”. Chỉ cần kéo đưa máy đi trên đường để rà quét và thu tín hiệu bức xạ. Khi phát hiện điểm khả nghi thì dừng máy lại và cho kiểm tra. Chỉ cần 15 phút, máy sẽ đo được biên độ hố, độ sâu, có nước hay không… TS Bằng khẳng định: “Việc phát hiện sớm các hố tử thần qua chiếc máy này là trong tầm tay. Nếu TP.HCM cho phép ông sẽ triển khai ngay”. Đặc biệt, đây là thiết bị do tự ông nghiên cứu và phối hợp với các đơn vị khác trong nước để chế tạo.

Một hướng giải quyết khác, PGS-TS Hồ Thanh Phong, Hiệu trưởng Trưởng ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đề xuất với Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, cho nhận lại máy dò công trình ngầm trước đây mà (hiện đã xếp kho) về viết lại phần mềm để tìm “hố tử thần”. Theo PGS-TS Phong, cần một tháng để viết lại phầm mềm. Tuy nhiên, ThS Trần Văn Sư, Trưởng khoa điện tử - viễn thông (ĐH Quốc tế), người sẽ trực tiếp triển khai cho biết: Trường hiện vẫn chưa nhận được máy nên khó có thể nói, loại máy này có thể hữu dụng trong việc truy tìm “hố tử thần” không...

Theo Báo đất việt
  • 3.248