Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.
Trước đây, các nhà khoa học thường sử dụng mối liên hệ giữa kích thước của bộ não và kích thước cơ thể để dự đoán trí thông minh của các loài động vật. Ví dụ như mặc dù não người không phải là bộ não lớn nhất trong giới động vật về kích thước cũng như khối lượng, nó lại đặc biệt lớn so với khối lượng cơ thể trung bình của chúng ta.
Ngày nay, một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm các nhà khoa học tại UCL, trường Đại học Konstanz, và Viện Max Planck của khoa nghiên cứu Chim (University of Konstanz, and the Max Planck Institute of Ornithology) đã phát hiện ra rằng mối quan hệ giữa hai đặc điểm trên được điều khiển bởi các cơ chế tiến hoá khác nhau ở các loài động vật khác nhau.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng, các yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định kích cỡ bộ não tương đối thường là áp lực tiến hóa về kích thước cơ thể, và không phải là kích thước não. Ví dụ, lịch sử tiến hóa của loài dơi cho thấy chúng đã giảm kích thước cơ thể nhanh hơn nhiều hơn so với giảm kích thước bộ não, dẫn đến sự gia tăng kích thước não tương đối. Kết quả là, loài dơi nhỏ bé đã có thể cải thiện khả năng bay trong khi vẫn duy trì được sức mạnh của não bộ để tìm kiếm thức ăn trong môi trường.
Điều này cho thấy rằng, kích thước não tương đối không thể được sử dụng để dự đoán trí thông minh một cách chính xác. Nghiên cứu này được công bố trên kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia.
Tiến sĩ Jeroen Smaers (UCL Nhân chủng học và Di truyền học UCL, Tiến hoá & Môi trường - UCL Anthropology and UCL Genetics, Evolution & Environment), tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Khi sử dụng mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể như là một tiêu chuẩn đánh giá trí thông minh, luôn luôn giả định rằng tiêu chuẩn này được điều khiển bởi các thay đổi về kích cỡ bộ não. Tuy nhiên hiện nay xuất hiện một vấn đề là mối quan hệ giữa sự thay đổi trong não và kích cỡ cơ thể của các loài động vật là phức tạp hơn nhiều so với điều đã được giả định trước đây".
"Những thay đổi về kích thước cơ thể thường xảy ra độc lập với những thay đổi trong kích thước não và ngược lại. Hơn nữa, bản chất của những thay đổi độc lập trong não và kích thước cơ thể là khác nhau trong các nhóm động vật khác nhau".
Các nhà nghiên cứu tại UCL đã thu thập dữ liệu về não và khối lượng cơ thể của hàng trăm con dơi, động vật ăn thịt và linh trưởng hiện tại cũng như đã tuyệt chủng.
Sau đó họ lập biểu đồ sự tiến hoá của não và kích thước cơ thể đối với từng loài. Qua hàng triệu năm, hầu hết các loài động vật tăng kích thước cơ thể nhanh hơn so với kích thước bộ não, ngoại trừ loài dơi.
Nghiên cứu trên được hỗ trợ bởi Hội đồng nghiên cứu môi trường tự nhiên (NERC).