(khoahoc.tv) - Dầu cọ là một thành phần trong hàng ngàn sản phẩm, từ bơ đậu phộng, bánh mì đóng gói, dầu gội, kem cạo râu… công nghiệp dầu cọ là một ngành công nghiệp giá trị nhiều tỉ đô la đang bùng nổ phát triển mạnh.
Trong khi mặt hàng này không phải luôn được dán nhãn trong các mặt hàng chủ lực của siêu thị, những hậu quả không lường trước để sản xuất ra dầu cọ - loại thành phần phổ biến của các loại sản phẩm – đã được công bố rộng rãi.
Phá rừng nhiệt đới để trồng cây cọ đã phát thải ra một lượng lớn khí CO2, một loại khí nhà kính gây gia tăng biến đổi khí hậu. Biến đổi đa dạng sinh thái của các cánh rừng nhiệt đới thành các rừng cọ “độc canh” gây suy giảm hoặc phá hủy môi trường sống của các loài động vật hoang dã. Các đồn điền cọ dầu cũng gắn với các điều kiện làm việc nguy hiểm đối với người lao động.
Theo nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà khoa học đến từ trường đại học Stanford và Đại học Minnesota, chất lượng nước suy giảm và tình trạng xói mòn xảy ra là liên quan tới thực trạng trồng cây cọ dầu. Các nhà khoa học đưa ra cảnh báo về mối đe dọa của hoạt động canh tác cọ dầu tới các suối nước ngọt mà hàng triệu người đang phụ thuộc vào để cung cấp nước sinh hoạt, thực phẩm và sinh kế khác. Nghiên cứu nói trên được trình bày trên tạp chí Geophysical Research: Biogeosciences đã phát hiện về cường độ và tích lũy một cách đáng ngạc nhiên của những tác động này, ngay cả tại những khu vực rừng mọc đầy những cây cọ dầu trưởng thành.
Tất cả các hoạt động về đất đai, quản lý rừng cọ (bao gồm cả bón phân và phun thuốc trừ sâu) và chế biến quả cọ để sản xuất dầu cọ thô đều có thể đưa vào suối chảy qua các khu vực đồn điền cọ trầm tích, các chất dinh dưỡng và các chất thải khác. Các thảm thực vật nằm dọc bờ suối bị phá hủy gây ảnh hưởng đến cả các sinh vật và chuỗi sinh vật sử dụng các thực vật này làm thức ăn cũng như làm bóng mát.
“Mặc dù trước đây chúng tôi cũng đã tính toán được lượng khí thải carbon từ việc chuyển đổi sử dụng đất sang trồng cây cọ dầu, nhưng chúng tôi đã choáng váng với cách mà đồn điền cọ dầu gây ra những thay đổi sâu sắc tới hệ sinh thái nước ngọt trong nhiều thập kỷ”, đồng tác giả của nghiên cứu và trưởng nhớm nghiên cứu, Lisa M.Curran, giáo sư về sinh thái học nhân văn nói tại Đại học Stanford.
Indonesia sản xuất gần một nửa lượng dầu cọ trên thế giới. Là quốc gia có rừng nhiệt đới rộng thứ ba trên thế giới, đất nước này cũng là một trong những nước phát thải khí nhà kính chính, do sự chuyển đổi nhanh chóng của các khu rừng giàu carbon và vùng than bùn tới các mục đích sử dụng khác.
Từ năm 2000 đến năm 2013, diện tích đất được sử dụng để trồng dầu cọ của Indonesia tăng gấp hơn 3 lần. Khoảng 35% các vùng đất thấp của khu vực Borneo không được bảo vệ có thể bị xóa sổ để trồng dầu cọ, theo một nghiên cứu trước đây của Curran và là tác giả chính của nghiên cứu, Kimberly Carlson, một cựu sinh viên Stanford hiện đang là một học giả sau tiến sĩ tại Viện nghiên cứu của Đại học Minnesota về Môi trường.
Curran, Carlson và các đồng nghiệp của họ tập trung nghiên cứu các dòng suối nhỏ chảy qua các đồn điền cọ dầu, các hoạt động sản xuất nông nghiệp nhỏ và các cánh rừng trong và xung quanh khu vực vườn quốc gia Gunung Palung, một khu vực được bảo vệ thành lập năm 1990. Họ nhận thấy nhiệt độ nước suối trong thời gian gần đây cao hơn khoảng 4 độ C tại các đồn điền cọ dầu (tương đương hơn 7 độ F) so với suối chảy trong rừng thông thường. Nồng độ trầm tích đã lớn hơn gấp 550 lần. Họ cũng ghi nhận sự gia tăng đột biến quá trình chuyển dòng – tốc độ tiêu thụ oxy và là một yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng nước suối – trong mùa hạn hán.
Tác động của những thay đổi mục đích sử dụng đất đối với nghề cá, các vùng ven biển và các rạn san hô – có khả năng ở nhiều dặm về phía hạ lưu – vẫn chưa rõ vì nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên xem xét các tác động của dầu cọ đối với hệ sinh thái nước ngọt. “Cộng đồng địa phương luôn quan tâm đặc biệt tới nguồn nước ngọt của họ. Tuy nhiên các tác động lâu dài của các đồn điền cọ dầu đối với các suối nước ngọt đã hoàn toàn bị bỏ qua cho đến nay”, Curran nói. “Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ làm nổi bật vấn đề nói trên để có thể kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng nông nghiệp mà điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của họ”.
Theo Carlson và Curran, các giải pháp quản lý tiềm năng, bao gồm duy trì các thảm thực vật tự nhiên bên cạnh các suối và thiết kế hợp lý các đồn điền cọ dầu để các mạng lưới đường dày đặc không giao nhau trực tiếp với tuyến đường thủy.
Theo Curran, "chuyển đổi đất rộng rãi để xây dựng các đồn điền trồng cọ có thể dẫn tới một “siêu bão”, kết hợp các tác động môi trường do cây trồng với những trận hạn hán do El Nino. Điều này có thể gây ra sự phá hủy hoàn toàn các hệ sinh thái nước ngọt và gây ra những khó khăn về kinh tế trong một vùng”, Curran nói.