Các đại dương có tính axit đang hòa tan vỏ của các sinh vật biển làm những sinh vật này không có khả năng chống lại các kẻ ăn thịt.
Trạng thái này sẽ tồi tệ hơn khi nồng độ axit trong các đại dương được dự đoán tăng lên gấp ba lần. Hiện tượng này có thể là một thảm họa tiềm năng đối với các chuỗi thức ăn.
Vỏ của các sinh vật biển đang bị hòa tan bởi sự nóng lên toàn cầu - làm cho các sinh vật này mất khả năng tự vệ chống lại kẻ thù, theo một nghiên cứu mới cho biết.
Vùng nước xung quanh Nam Cực đang ngày càng trở nên có tính axit do mức tăng nồng độ khí carbon dioxide và nước biển đang ăn mòn lớp bảo vệ bên ngoài của những con ốc sên biển.
Tình hình là tồi tệ nhất trong vùng cực vì tại đây khí hòa tan trong nước lạnh.
Một nguy cơ là nước có tính axít sẽ ăn mòn lớp bảo vệ bên ngoài của các động vật chân cánh, còn được gọi là những con bướm biển.
Điều tệ hơn sẽ xảy ra khi độ axit trung bình của các đại dương trên toàn hành tinh của chúng ta được dự đoán sẽ tăng gấp ba lần đầu tiên trong 20 triệu năm qua.
Các nhà khoa học đã tiến hành quét các vỏ thu thập từ các động vật thân mềm trên bề mặt của vùng biển phía Nam (Nam Đại Dương) dưới kính hiển vi và phát hiện thấy những sinh vật đến từ các khu vực có tính axit nhất đã bị hòa tan trên toàn bộ chiều dài của cơ thể chúng.
Họ đổ lỗi cho hiện tượng trên liên quan đến sự pha trộn của nước tầng sâu vốn đã giàu khí carbon dioxit với nước bề mặt đang bị tác động bởi khí nhà kính trong khí quyển.
Tiến sĩ Geraint Tarling, thuộc tổ chức khảo sát Nam Cực của Anh (British Antarctic Survey), Cambridge, cho biết: "Tác động của sự axit hóa đại dương đã xảy ra trong các quần thể đại dương từ rất lâu”. Và thảm họa là thiếu vỏ, các động vật chân cánh sẽ không có khả năng chống cự lại kẻ săn mồi. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho chuỗi thức ăn.
Suy giảm có tính khu vực của các quần thể động vật chân cánh có thể xảy ra sớm hơn so với dự báo hiện nay trong nước mặt Nam Đại Dương.
Giáo sư địa chất biển Justin Ries, trường Đại học Bắc Carolina đã xem xét lại các kết quả công bố trên tờ Nature Geoscience.
Ông cho biết: Mặc dù có kích thước nhỏ, động vật chân cánh là nguồn thực phẩm quan trọng cho động vật ăn thịt tại nhiều bậc của chuỗi thức ăn, bao gồm cả động vật phù du, cá trích, cá hồi, chim biển và thậm chí cả cá voi.
Nếu không có vỏ, động vật chân cánh sẽ mất khả năng tự vệ chống lại kẻ ăn thịt, mà điều này có thể gây ra sự sụp đổ các quần thể của chúng và những động vật săn mồi.
Quá trình axit hóa của các đại dương cũng sẽ làm giảm khả năng tạo vỏ bảo vệ của các động vật thân mềm có vỏ khác bao gồm cả những con ốc xà cừ.
Các nhà khoa học còn cho rằng hiện tượng này còn có thể ảnh hưởng đến san hô và gây hậu quả tai hại.Sự suy giảm khối lượng vỏ các động vật chân cánh cũng được cho là có khả năng phá vỡ chu trình carbon toàn cầu.
Các xét nghiệm cho thấy các động vật thân mềm có vỏ như trai, ốc xà cừ và ốc bu-xin cũng sẽ có nguy cơ cao.
Ries cho biết các thí nghiệm hiện trường và trong phòng thí nghiệm cho thấy quá trình axit hóa đại dương sẽ làm giảm khả năng xây dựng vỏ của san hô, sò, ốc, nhím và các loại tảo chứa canxi.
Ông nói rằng sự ăn mòn của các động vật chân cánh Nam Đại Dương dẫn chứng trong nghiên cứu này chưa “kích hoạt” một “hiệu ứng con bướm" - ý tưởng nhỏ thay đổi trong các điều kiện ban đầu của hệ thống, như cái vỗ cánh của loài bướm, có thể kích hoạt sự thay đổi quy mô lớn trong hệ thống đó.
Nhưng ông nói thêm: "Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những tác động kép của axit hóa đại dương và sự nóng lên toàn cầu làm cho hiện tượng nói trên ngày càng đáng ngại hơn”.