Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện một số hành tinh lạ, xoay quanh sao chủ với tốc độ đáng kinh ngạc.
Với kính thiên văn Kepler, các nhà khoa học tìm thấy sáu hành tinh có thời gian hoàn thành quỹ đạo bay dưới 12 giờ, thậm chí một số hành tinh bay quanh sao chủ chỉ mất khoảng 4 giờ. Sau khi phát hiện này được kiểm định, đây sẽ là những hành tinh gần nhất với sao chủ từng được biết đến. Jackson của viện khoa học Carnegie, đã trình bày phát hiện này tại cuộc họp hàng năm của hiệp hội thiên văn mỹ được tổ chức tại Denver.
Hầu hết các hành tinh khí có chu kỳ quỹ đạo chỉ một vài ngày đều không tồn tại ổn định. Nguyên nhân là do ảnh hưởng lực hấp dẫn của các hành tinh xung quanh làm thay đổi quỹ đạo của nó. Trái lại, các hành tinh đá hoặc băng lại khá bền vững. Nhưng với quỹ đạo ngắn, và kích thước nhỏ, dưới ảnh hưởng lực hấp dẫn của sao chủ và lực hút của các hành tinh lân cận, quỹ đạo của chúng sẽ ngày càng thu nhỏ bán kính. Chúng có thể tiến sát đến bề mặt sao chủ, và thậm chí có thể bay trượt trên bề mặt sao chủ.
Phát hiện này nằm trong dự án săn hành tinh của NASA. Những hành tinh có kích thước chỉ khoảng vài lần trái đất thường có chu kì quỹ đạo ngắn, và dễ dàng phát hiện bởi các kính thiên văn vũ trụ, cũng là mục tiêu lý tưởng cho các vệ tinh khảo sát (TESS). TESS sẽ tập trung vào việc tìm kiếm các hành tinh có kích thước cỡ Trái đất có tiềm năng hỗ trợ sự sống.
Bổ sung cho vệ tinh, kính thiên văn Kepler sẽ được sử dụng để nhìn sâu vào không gian, đóng vai trò định hướng tìm các vệ tinh xung quanh. Từ khi đi vào hoạt động, kính thiên văn Kepler đã tìm thấy hơn 3.500 vật thể có thể là hành tinh. Các nhà khoa học hy vọng rằng, sau khi kiểm định, hơn 90% trong số những phát hiện này sẽ được xác nhận là hành tinh.
Dự án trị giá 600,000,000 USD này được đưa ra trong năm 2009, nhưng bất ngờ bị gián đoạn vào đầu năm nay do bánh xe phản ứng của Kepler, có chức năng duy trì vị trí của tàu vũ trụ trong không gian, không còn chỉ đúng hướng. NASA hy vọng sẽ khởi động lại chương trình săn tìm hành tinh mới trong năm 2017.