Ếch đang đứng trên bờ tuyệt chủng

  •  
  • 1.099

Việc buôn bán chân ếch cho nhu cầu tiêu thụ của con người đang đẩy loài vật này đến bờ tuyệt chủng, theo nghiên cứu mới của một nhóm quốc tế bao gồm những nhà nghiên cưu Đại học Adelaide

Các nhà nghiên cứu cho biết sự sụt giảm của số lượng loài ếch đang đi theo vết xe đổ của việc lạm dụng đánh bắt trên biển và “chuỗi phản ứng” sụt giảm sinh vật biển trên toàn thế giới.

Các nhà nghiên cưu đã kêu gọi sự ban hành chứng chỉ bắt buộc đối với việc khai thác ếch để cải thiện việc kiểm soát và giúp phát triển những chiến lược khai thác hợp lý.

Giáo sư sinh thái học Corey Bradshaw thuộc Đại học Adelaide cho biết chân ếch không chỉ là một loại cao lương mỹ vị của Pháp.

Ếch châu Âu. Việc buôn bán chân ếch cho nhu cầu tiên thụ của con người đang đẩy loài vật này đến bờ tuyệt chủng. (Ảnh: Leo Bogert; Wikimedia Commons)

Giáo sư Bradshaw, thuộc Khoa khoa học Trái Đất và Môi trường của Đại học Adelaide, đồng thời là nhà nhiên cứu của Học viện nghiên cư và phát triển Nam Úc (SARDI), cho biết: “Chân ếch nằm trên thực đơn của các căngtin trường học tại Châu Âu, quầy bán hàng và các bàn ăn trên toàn châu Á, cũng như các nhà hàng sang trọng trên toàn thế giới”.

“Động vật lưỡng cữ là nhóm động vật bịd de dọa nghiêm trọng nhất vì dịch bệnh, suy giảm môi trường sống và thay đổi khí hậu – khẩu vị đối với chân của chúng không giúp gì cho tình hình này”.

Việc buôn bán ếch hàng năm trên toàn cầu đã tăng cao trong 20 năm trở lạid dây với ít nhất 200 triệu hoặc thậm chí trên 1 tỷ con ếch được tiêu thụ mỗi năm. Chỉ một phần nhỏ của con số này được thể hiện trong thống kê thương mai toàn cầu.

Indonesia là nhà xuất khẩu ếch lớn nhất cho đến nay, và thị trường nội địa còn gấp 2-7 lần lượng xuất khẩu.

Giáo sư Brasdhsaw nhấn mạnh: “Thị trường êch toàn cầu đã chuyển từ việc khai thác theo mùa vụ cho tiêu thụ tại địa phương sang buôn bán quốc tế quanh năm. Tuy nhiên việc khai thác ếch dường như đi vào vết xe đổ của việc lạm dụng đánh bắt cá – sự sụp đổ đầu tiên tại châu Âu và Bắc Mỹ rồi đến sự suy giảm trầm trọng tại Ấn Độ và Bangladesh".

“Việc thiếu hụt dữ liệu cần thiết để kiểm soát và quản lý việc khai thác là một mối lo ngại lớn”.

Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Memorial thuộc Newfoundland, Canada, Đại học quốc gia Singapore và Đại học Havard.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 1.099