Giải mã ngôn ngữ của loài voi

  •   52
  • 1.263

Những cử chỉ, hành vi tưởng chừng như bình thường của loài voi nay đã được các nhà khoa học khám phá ra ý nghĩa đích thực, cho thấy phương thức giao tiếp của chúng cũng vô cùng phong phú và độc đáo.

>> Giải mã bí mật của mạng nhện
>> Những ánh mắt 'sắc lẹm' của động vật
>> Voi cũng có ngôn ngữ riêng như con người

Trong một nghiên cứu mới được công bố của tổ chức phi lợi nhuận Amboseli Trust for Elephants về hành vi của loài voi kéo dài suốt 40 năm tại Vườn quốc gia Amboseli ở Kenya đã chứng tỏ rằng loài động vật này sử dụng một hệ thống giao tiếp phức tạp hơn những gì chúng ta đã nhận định từ trước đến nay.

Chúng cũng sử dụng ngôn ngữ cơ thể và âm thanh tuy nhiên theo cách hoàn toàn khác với con người, trong đó chiếc vòi đóng một vai trò khá quan trọng giúp chúng biểu thị cảm xúc như: cọ vai hoặc quấn vòi vào nhau thì như là lời chào hay cuộn vòi xuống thấp hơn ngà voi thì như lời rủ rê: “Đến chơi đi!“

Ngôn ngữ của loài voi:

- Vòi tạo hình chữ S hoặc giơ thẳng: thể hiện sự tò mò hoặc trông đợi điều gì đó

- Cọ vai vào nhau: lời chào kết bạn

- Quấn vòi vào nhau: lời chào đến chú voi khác

- Vòi vểnh lên: thể hiện sự tự tin, mạnh mẽ

- Mút vòi: trấn an tinh thần, giảm stress

- Uốn vòi xuống thấp hơn ngà voi: rủ rê chơi bời

- Đứng cạnh nhau và rống lớn: dấu hiệu khởi hành “Đi thôi nào!”

Giải mã ngôn ngữ của loài voiGiải mã ngôn ngữ của loài voi

Một chú voi con thì thường tự trấn an bản thân hay giảm stress bằng cách mút vòi của mình giống như cách trẻ con mút say sưa ngón tay cái của mình vậy. Chiêu bài tán tỉnh của những chú voi cái cũng được phát hiện ra bằng cách sượt qua vai của “đối tượng” với đôi mắt mở to như là dấu hiệu bật đèn xanh.

Trước mỗi lần quyết định hướng đi của cả đàn, voi sẽ có một cuộc thảo luận mà bắt đầu bằng tiếng rống lớn như một tín hiệu thể hiện là “Hãy bắt đầu nào!”. Sau đó, chúng bàn luận cho đến khi nhất trí thì cả đàn sẽ đồng loạt di chuyển theo hướng đã lựa chọn. Những chú voi có khi mất hơn một tiếng để quyết định xem sẽ đi hướng nào và việc xem quá trình chúng thảo luận là một trải nghiệm vô cùng lý thú với các nhà khoa học trong dự án nghiên cứu này.

Nghiên cứu từ trước đây cho thấy loài voi vô cùng tình cảm khi chúng thể hiện rõ sự thương cảm, buồn lòng trước cái chết của đồng loại mình. Không những thế, người ta còn phát hiện thêm những biểu cảm phong phú khác của chúng như khi một chú voi con tiến gần đến hàng rào điện nguy hiểm, con cái trong đàn lộ rõ sự lo lắng, thái độ cảnh giác bằng cái nhíu mày cánh báo cho đến khi voi con bỏ đi thì thôi.

Với quá trình nghiên cứu gần 2.500 chú voi, các nhà khoa học cho rằng loài vật này có sự phát triển trí tuệ tương đương với loài vượn, tuy không cao cấp như ở cá voi hay con người.

Một điều chắc chắn là loài voi sống trong một cộng đồng có hệ thống xã hội rất phức tạp, mà giá trị cốt lõi là đơn vị gia đình, tạo thành bởi những cá thể con cái có liên quan và con cái của chúng. Mối quan hệ chồng chéo giữa các gia đình này còn tạo nên sự phân hóa đa cấp các nhóm họ hàng, thị tộc và tiểu quần thể khác nhau.

Theo PLXH
  • 52
  • 1.263