Xuân này vẫn giống xuân xưa! Vẫn đi xe cũ, vẫn chưa có bồ phải không cả nhà ơi...
Thế giới hơn 7 tỷ người, đến Việt Nam giờ cũng gần 95 dân. Tết thì đã đến rất gần, vậy mà giữa cái xã hội toàn người với người, bạn vẫn cứ cô đơn là sao nhỉ?
Thực ra đây không phải là vấn đề của riêng bạn đâu. Dù đang sống trong một thời đại bùng nổ phương tiện truyền thông và mạng xã hội, sự cô đơn lại là xâm chiếm phần lớn chúng ta. Theo một khảo sát tại London năm 2013, có đến 50% người trưởng thành tại đây cảm thấy khó khăn để tìm được người mình yêu.
Nhưng lý do là gì? Thực ra mọi chuyện đều có nguyên nhân, và tất cả đã được khoa học chỉ ra hẳn hoi. Đọc thử xem có thấy mình trong đó không nhé.
Nhiều người là họ muốn biến giấc mơ thành hiện thực, mà điều này thì khó.
Dĩ nhiên ai cũng có giấc mơ về một mối quan hệ hoàn hảo của riêng mình. Có thể là một mối tình lãng mạn, bay bổng như trong cổ tích chẳng hạn. Nhưng vấn đề là của nhiều người là họ muốn biến giấc mơ thành hiện thực, mà điều này thì khó.
Đơn giản là bởi người yêu trong mơ của bạn có xu hướng được lý tưởng hóa theo cái cách hoàn hảo nhất, trong khi trên đời chẳng có thứ gì hoàn hảo cả. Nếu mãi theo đuổi giấc mơ, bạn có thể rơi vào tình cảnh Tết nào cũng bị hỏi "bao giờ có người yêu" đấy.
Thay vào đó, hãy chấp nhận rằng ai đến với bạn cũng là người thật việc thật, không phải truyện cổ tích. Hãy tôn trọng họ, và chấp nhận những nét không hoàn hảo của nhau. Đó mới là cách để xây dựng một mối quan hệ bền đẹp.
Nền tảng vững chắc nhất của một mối quan hệ chính là việc bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.
Nhiều người cho rằng đã là yêu thì phải sẵn sàng hy sinh mọi thứ cho người ấy. Nhưng thực ra thì nền tảng vững chắc nhất của một mối quan hệ chính là việc bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình.
Tự hỏi nhé, liệu bạn có thể yêu một người đến bản thân mình còn không trân trọng, sẵn sàng làm mọi thứ, bất chấp sĩ diện để yêu? Ngược lại cũng vậy thôi. Hãy nhớ, mối quan hệ được xây dựng trên sự thương hại hoặc cảm giác tội lỗi, áy náy thì đều không bền.
Khi yêu, sẽ chẳng ai thích bị kiểm soát quá mức, xâm phạm quá lớn vào đời tư.
Trong tình yêu, quả thực cần có người "cầm trịch" để điều tiết lại cảm xúc và duy trì mối quan hệ. Tuy nhiên, sẽ chẳng ai thích bị kiểm soát quá mức, xâm phạm quá lớn vào đời tư, và đặc biệt là việc ai đó muốn thay đổi mình thì càng không.
Nhìn chung thì trong tình yêu có sự gắn kết nhưng cũng cần những giới hạn nhất định. Thậm chỉ đôi khi bạn còn phải đưa ra lựa chọn thật dứt khoát. Ví dụ trong trường hợp bạn không thích một hành động của đối phương, người ta biết điều đó mà không muốn thay đổi thì bạn chỉ có 2 lựa chọn: chấp nhận hoặc chia tay. Bởi lẽ, việc cố gắng thay đổi một người không muốn thay đổi là bất khả thi.
Sự thật là đôi khi chúng ta đã quá khắt khe khi đánh giá người khác, trong khi bản thân cũng không ít khuyết điểm.
Ai cũng có lúc phạm sai lầm. Nhưng nếu cứ phạm lỗi là chia tay luôn, hoặc tiếp tục mối quan hệ trong sự ngờ vực thì lại hoàn toàn không nên chút nào. Sự thật là đôi khi chúng ta đã quá khắt khe khi đánh giá người khác, trong khi bản thân cũng không ít khuyết điểm mà chẳng nhận ra.
Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải ép mình tha thứ cho những cái sai của đối phương, nhưng đôi khi cần cân đối hơn thiệt mà kìm lòng lại. Nếu bạn cảm thấy đó là một mối quan hệ đáng trân trọng, hãy cho đối phương một cơ hội nữa, và đừng phán xét gì cả.
Bạn sẽ cần thời gian để hiểu hạnh phúc là gì trước khi chính thức bắt đầu một mối quan hệ.
Đa số chúng ta tin rằng tình yêu là bến bờ hạnh phúc. Nhưng đó chỉ là yêu thôi. Còn khi phải xây dựng một mối quan hệ, chúng ta có nhiều vấn đề phải lưu tâm trước đó.
Có thể là tài chính, kiến thức, trải nghiệm... Nhìn chung, bạn sẽ cần thời gian để hiểu hạnh phúc là gì trước khi chính thức bắt đầu một mối quan hệ. Thay vì cứ buồn là đi tìm một bờ vai, hãy tự mình giải quyết nỗi buồn của mình theo cách khác để tìm ra niềm vui trong cuộc sống.
Nếu chỉ luôn nghĩ về bản thân thì tình yêu giữa 2 người có thể sẽ chết bất kỳ lúc nào.
Tôn trọng bản thân là nền tảng của một mối quan hệ, nhưng quá yêu bản thân thì là nguyên nhân chính gây ra đổ vỡ.
Nếu chỉ luôn nghĩ về bản thân, nghĩ về những gì mình cần, tình yêu giữa 2 người có thể sẽ chết bất kỳ lúc nào. Mà trường hợp tệ hơn là chẳng ai muốn qua lại với một người như thế cả.