Wikipedia vừa bị tin tặc “bắt cóc” và biến nó trở thành một công cụ để phát tán một phần mềm độc hại nổi tiếng – con sâu Blaster.
Cụ thể, tin tặc đã đột nhập và chỉnh sửa lại một phần phiên bản tiếng Đức của trang Wikipedia và đưa lên đây những thông tin giả mạo về một phiên bản mới của con sâu máy tính nổi tiếng Blaster.
|
Dấu hiệu bị nhiễm Blaster. |
Nội dung các bài viết bị chỉnh sửa trên Wikipedia tiếng Đức cũng có chứa một đường liên kết cho phép tải về công cụ diệt sâu Blaster (bản fix). Nhưng nếu người dùng nhắp chuột vào đường liên kết đó họ sẽ tải về chính con sâu Blaster chứ không phải là bản fix.
Dấu hiệu bị nhiễm Blaster.
Tin tặc cũng tiến hành phát tán đường liên kết đến bài viết “độc hại” chứa chấp Blaster trên trang Wikipedia tiếng Đức. Tuy nhiên, hãng bảo mật Sophos cho biết đến nay số lượng người bị nhiễm phiên bản mới sâu Blaster đến nay là chưa nhiều bởi phần lớn các hệ thống đều đã được cài đặt bản vá lỗi cần thiết.
Nhưng điều này cũng là một minh chứng cho thấy Wikipedia mở cửa quá rộng rãi, ít bị kiểm duyệt nên bất cứ ai cũng có thể tạo ra hoặc chỉnh sửa nội dụng theo ý riêng của họ. Chính vì thế mà tác giả các loại phần mềm độc hại hoàn toàn có thể dễ dàng lợi dụng để phát tán bất cứ một thứ gì mà chúng muốn.
Sâu Blaster là một con sâu khá nguy hiểm chuyên lây nhiễm lên các hệ điều hành Windows NT, Windows 2000, Windows XP và Windows Server 2003. Triệu chứng nhiễm con sâu này chính là PC của bạn thường xuyên tung ra cảnh báo Windows sẽ phải khởi động trong khoảng bao nhiêu giây nữa. Con sâu này ngăn chặn mọi hoạt động mạng và làm ngừng hoạt động của mọi hệ thống.
Hoàng Dũng