Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ngồi 1 chỗ quá nhiều mỗi ngày sẽ khiến bạn đến gần hơn với "cửa Tử".
Có 1 sự thật không thể chối cãi là loài người chúng ta được tạo hóa ban cho đôi chân tuyệt vời, giúp nâng đỡ cơ thể hoàn hảo phù hợp với việc di chuyển, chạy trốn kẻ thù, kiếm tìm thức ăn...
Ấy vậy mà cuộc sống càng hiện đại, chúng ta lại càng có xu hướng "ngồi ì 1 chỗ" nhiều hơn là đi lại. Trung bình, một người trưởng thành ngày hôm nay ngồi từ 8 - 10 tiếng/ngày. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc ngồi 1 chỗ lâu sẽ cực có hại cho sức khỏe. Và đây là những gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ngồi 1 chỗ 8 tiếng đấy!
Các nhà khoa học ước tính, mỗi người đều ngồi khoảng 9 - 14 tiếng/ngày. Giáo sư Galen Krantz - tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) cho rằng, ngồi nhiều là bạn đang tạo 1 áp lực lớn lên cột sống và nó còn gây hại nhiều hơn khi bạn ngồi gập người để dùng máy tính.
Phần cột sống của cơ thể người có hình chữ S, tuy nhiên ngồi máy tính nhiều chúng sẽ phải tập quen dần với hình chữ C. Dần dần gây biến đổi ngoại hình theo hướng tiêu cực như vai không cân bằng, lệch hông...
Trong trường hợp, cột sống bị lệch hẳn sang một bên với mức cong vẹo vượt quá 50 độ - chúng còn làm suy giảm chức năng phổi và gây các vấn đề về tim mạch nữa.
Bên cạnh đó, ngồi quá nhiều còn làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống lưng do ngồi, đĩa đệm bị nén, và mất dần sự linh hoạt theo thời gian.
Ngoài ra, thói quen này cũng làm giảm sự lưu thông máu tới não khiến bạn dễ nhức đầu, nhìn mờ mờ xung quanh.
Khi ngồi, máu bạn sẽ chảy chậm hơn, cơ bắp cũng sẽ đốt cháy ít chất béo hơn. Hai điều kiện này làm cho các axit béo dễ bít lại, làm tắc nghẽn động mạch vành tim.
Sự thiếu hụt hoạt động thể chất còn là 1 trong những lý do chính gây ra chứng xơ vữa động mạch nữa cơ. Một nghiên cứu tiến hành trên 17.000 người trong suốt 13 năm cho thấy, người ngồi nhiều hơn 10 tiếng/ngày có nguy cơ phát triển bệnh tim cao hơn 54% so với những người ngồi ít hơn 5 tiếng.
Khi bạn ngồi, máu ở chân trở nên lưu thông kém và bạn sẽ sớm nhận thấy phần mắt cá chân mình bắt đầu phồng lên.
Đó là bởi ở bên trong cơ thể, các tĩnh mạch bắt đầu giãn ra và nhiều cục máu đông bắt đầu hình thành. Điều này cực nguy hiểm bởi một cục máu đông ở mạch máu có thể dễ dàng ngăn chặn máu lưu thông đến các bộ phận quan trọng như tim, phổi, hoặc não.
Ngồi sau khi ăn sẽ khiến phần bụng bị dồn nén, từ đó làm chậm quá trình tiêu hóa, dễ dẫn đến chứng ợ hơi, táo bón, mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột.
Ngoài ra, khi ngồi trong thời gian dài, quá trình trao đổi chất cũng chậm lại, cơ thể thêm tích trữ chất béo nhiều hơn, từ đó dẫn đến căn bệnh béo phì.
Việc ngồi ỳ 1 chỗ trong nhiều giờ liền có thể làm cơ bắp trở nên yếu thảm hại - cơ ảnh hưởng nhiều nhất là cơ bụng và cơ trơn.
Nhưng cơ không phải là yếu tố duy nhất bị ảnh hưởng - một hậu quả nữa đó là căn bệnh loãng xương - xương trở nên xốp, dễ vỡ hơn.
Bạn càng ngồi nhiều, tuổi thọ của bạn càng ngắn lại. Theo các chuyên gia, Telomeres nằm trên các đầu của nhiễm sắc thể, bảo vệ chúng khỏi những tổn thương.
Telomeres ngày càng trở nên ngắn hơn trong quá trình lão hóa.
Với một lối sống không hoạt động nhiều đã được chứng minh là làm cho telomeres trở nên ngắn hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa.
Nghiên cứu công bố trên tạp chí British Journal of Sport Medicine kết luận rằng cứ mỗi giờ bạn giành ra để ngồi xem tivi sau tuổi 25, cuộc đời của bạn sẽ bị rút ngắn đi mất 22 phút.
Theo các chuyên gia, khi ngồi 1 chỗ quá lâu, cơ thể cho rằng bạn đang "nghỉ ngơi" và nó quyết định bạn không cần ngủ hay thêm thời gian để thư giãn nữa.
Trong khi đó, nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc ngồi liên tục gây ra sự thiếu hụt endorphin - hormone được sinh ra để giảm căng thẳng và tăng cảm giác thỏa mãn. Từ đó, bạn rất dễ rơi vào trạng thái lo âu, buồn bã.
Nam giới lười vận động mà chỉ ngồi 1 chỗ nhiều khả năng bị rối loạn chức năng cương dương, mất cân bằng hormone.
Lý do là bởi ngồi nhiều khiến sự lưu thông máu ở khung chậu chậm lại, ảnh hưởng đến vận động phần khung xương này, từ đó làm giảm ham muốn ở cả 2 phái.
Một lối sống tĩnh tại có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần. Thiếu hoạt động thể chất dẫn đến trầm cảm và lo lắng. Chiếc ghế của bạn sẽ biến bạn thành một hòn đảo cô lập và cô đơn. Theo nghiên cứu, ngồi liên tục dẫn tới thiếu endorphins, một chất có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng. Các hoạt động thể chất lại giúp tăng endorphins cho cơ thể.
Tập thể dục đều đặn có thể cải thiện tâm trạng của bạn và thư giãn cơ thể. Nó cũng có thể nâng cao sự tự tin. Ngoài ra, hoạt động thể chất ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin, giúp hạn chế sự mất cân bằng dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ và sự thèm ăn.
Tụy tiết ra lượng insulin cần thiết để biến đổi carbohydrate thành glucose. Tuy nhiên, các tế bào trong các cơ thụ động cần một lượng insulin thấp hơn nhiều, trong khi tuyến tụy tiết ra nó với mức độ bình thường.
Năm 2011, các nghiên cứu cho thấy rằng chỉ một ngày ngồi xuống dẫn đến việc giảm lượng insulin tiêu thụ trong tế bào. Kết quả có thể gây ra bệnh tiểu đường và các bệnh khác . Một lối sống tĩnh tại cũng có thể gây ra các chứng khó chịu khác như táo bón mãn tính hoặc bệnh trĩ.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo mọi người nên ngồi ít hơn 3 tiếng/ngày để có sức khỏe tốt và tăng thêm tuổi thọ. Ngoài ra, sau khi ngồi 30 phút - 1 tiếng, bạn nên đứng lên đi lại, vận động chân tay để hạn chế nguy cơ mắc bệnh. |