Để đi tìm những bằng chứng cần thiết, các nhà khoa học đã thu thập nhiều mẫu đá từ khu vực Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ để tính toán "vĩ độ cổ đại" của nó.
Với kết quả mới, một nhóm các nhà khoa học đã đưa ra một lý thuyết táo bạo được cho có thể giải thích về cách mà dãy núi Himalaya được hình thành từ hàng triệu năm trước.
Dãy núi Himalaya.
Craig Robert Martin, một trong những nhà nghiên cứu, cho biết trong khi các nhà địa chất thường nghĩ rằng dãy Himalaya được hình thành trong một vụ va chạm lục địa đơn lẻ khoảng 55 triệu năm trước, nhóm của ông đã cho thấy rằng đó là một quá trình phức tạp, gồm nhiều giai đoạn liên quan đến ít nhất hai vùng hút chìm.
Để xác nhận giả thuyết này, Martin và nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều chuyến thám hiểm đến khu vực Ladakh Himalaya để thu thập hàng trăm mẫu lõi đá có đường kính khoảng 2,54cm và đo từ tính của những mẫu đá này, đồng thời tính toán vĩ độ cổ đại của chúng.
"Mô hình va chạm một giai đoạn ban đầu đối với dãy Himalaya cho thấy những tảng đá này sẽ hình thành gần Á-Âu ở vĩ độ khoảng 20 độ Bắc, nhưng dữ liệu của chúng tôi cho thấy những mẫu đá này không hình thành trên lục địa Ấn Độ hoặc Á-Âu. Thay vào đó, chúng hình thành một chuỗi các đảo núi lửa ở ngoài khơi Đại dương Neotethys ở vĩ độ khoảng 8 độ Bắc, cách nơi tọa lạc của lục địa Á – Âu hàng nghìn km về phía nam vào thời điểm đó", các nhà nghiên cứu giải thích.
Nói thêm về nghiên cứu mới, Martin lưu ý phát hiện này chỉ có thể được giải thích nếu có hai vùng hút chìm kéo Ấn Độ nhanh chóng về phía Âu-Á, thay vì chỉ một.