Chắc chắn không ít người sẽ choáng váng với con số chất thải "tế nhị" mà mỗi người sản xuất trong cuộc đời được các nhà khoa học Mỹ đưa ra này đâu.
Có bao giờ bạn tự hỏi trong suốt cuộc mình đã ăn bao nhiêu thức ăn, hay mình đã dành bao nhiêu năm cuộc đời cho việc ngủ, và còn vô vàn những câu hỏi khó khác mà bạn chưa thể hình dung được câu trả lời của nó không?
Và hôm nay, các nhà khoa học thuộc Đại học California, San Diego (Mỹ) sẽ bật mí cho bạn biết về lượng chất thải tế nhị mà bạn sẽ thải ra trong suốt cuộc đời. Đảm bảo bạn sẽ cực ngạc nhiên khi biết kết quả đấy.
Nam giới/nữ giới đều sản xuất khoảng 400gr chất thải/ngày/người.
Được biết, hầu hết mọi người đều "mở ruột" ít nhất 1 lần/ngày - và cả nam giới/nữ giới đều sản xuất khoảng 400gr chất thải/ngày/người.
Con số này sẽ đạt mức 2,8kg trong 1 tuần - giới nghiên cứu thuộc ĐH California bật mí thêm.
Theo các chuyên gia, điều quan trọng là bạn hiểu được thói quen và biết đâu là dấu hiệu cho thấy hệ đường ruột của bạn có vấn đề để thăm khám bác sĩ.
Theo giáo sư Kim Barrett thuộc Đại học California, San Diego thì chất thải của 1 người khỏe mạnh sẽ có hình dáng thuôn dài, giống quả ngư lôi. Trong đó có khoảng 70% chất rắn và 30% chất lỏng.
Các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Georgia còn tính toán được, chất thải được sản xuất với tốc độ 2cm/giây nữa cơ. Và với nhóm người bị táo bón thì thời gian để mỗi phần chất thải tế nhị chịu đi qua "lỗ dưới" để ra ngoài mất khoảng 12 giây.
Để thuận tiện trong việc đánh giá, các chuyên gia y tế sử dụng Bảng phân loại Bristol và chia chất thải tế nhị ra làm 7 nhóm.
Phân loại hình dáng chất thải.
Trong đó:
Trong đó, loại 1 và 2 chỉ ra tình trạng táo bón, loại 3 và 4 là lý tưởng, dễ đại tiện và loại 5, 6,7 có xu hướng hóa lỏng hay tiêu chảy.