Holiday blue: Trầm cảm ngày lễ là một hiện tượng có thật và khoa học nói gì?

  •  
  • 451

Ngày lễ - như lễ Giáng Sinh đáng ra là một dịp vui. Nhưng rốt cục, nhiều người lại chỉ cảm thấy mệt mỏi, tuột mood, trầm cảm.

Giáng sinh đến gần, đáng lý ra ai cũng cảm thấy hân hoan thì bạn lại chỉ thấy chán và mệt. Nhưng thực ra không chỉ có bạn đâu, mà tâm trạng của rất nhiều người cũng đi xuống trong những ngày lễ. Elaine Rodino - chuyên gia tâm lý học tại ĐH Bang Pennsylvania cho biết có hơn 1/2 trong số chúng ta cảm thấy như vậy trong những tuần cuối cùng của năm.

Bạn biết thuật ngữ "winter blue" không? Đó là một trong những từ để chỉ chứng trầm cảm theo mùa, khi tâm trạng con người thường đi xuống vào mùa đông. Và theo Rodino thì con người còn dễ bị "holiday blue" nữa, tức là trầm cảm theo ngày lễ.

"Holiday blue là hiện tượng có thật" - Rodino cho biết.

Thực chất không phải là một thứ bệnh lý.
Thực chất không phải là một thứ bệnh lý.

Tuy nhiên, Rodino cho biết đây thực chất không phải là một thứ bệnh lý. Lý do chủ yếu khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi là những việc gắn liền với lễ tết, như phải gặp mặt gia đình họ hàng, và quan trọng nhất là khi nghĩ đến những khoản tiền phải chi ra.

"Những ngày lễ cuối năm là một trong những dịp khiến con người ta cảm thấy "tuột mood" nhất" - trích lời Jonathan Himmelhoch, chuyên gia tâm thần học hơn 40 năm kinh nghiệm.

"Bạn bỗng dưng rơi vào cảnh tranh giành chiếc điều khiển TV với ông em họ cả năm trời không thấy mặt. Dĩ nhiên vấn đề không chỉ là cái điều khiển, mà là cảm giác cạnh tranh giữa các thành viên trong gia đình với nhau" - Pauline Wallin, nhà tâm lý học hành vi chia sẻ.

Sinh viên đại học cũng không nằm ngoài danh sách bị "tuột mood" ngày nghỉ. Với sinh viên phương Tây, các tuần lễ cuối năm là thời điểm họ vừa thi hết kỳ, và thứ khiến họ lo sợ nhất chính là một tràng câu hỏi về tình hình học tập khi mới bước qua cửa nhà.

"Thành tích học tập là thứ khá phiền. Việc phải thành thật với phụ huynh về một kỳ học tập bết bát cũng không sao, nhưng nỗi sợ khiến họ thất vọng thì rất lớn" - Sherry Molock, chuyên gia tâm lý học tại ĐH George Washington chia sẻ.

Cô cho biết thêm: "Nhiều sinh viên cảm thấy lo lắng không muốn chia sẻ những thông tin này với gia đình".

Ngoài ra, sinh viên cũng là khoảng thời gian có thể xuất hiện những quyết định gây ra nhiều thay đổi lớn, như đổi ngành học, có người yêu (mà bố mẹ không thích)... "Tôi thấy rất ngạc nhiên khi thấy nhiều sinh viên run sợ khi phải nói với phụ huynh về việc muốn chuyển ngành học, lo sợ rằng cha mẹ sẽ không đồng tình" - Molock chia sẻ.

Tất cả đã khiến cho ngày lễ của rất nhiều người trở thành cực hình. Nhưng có một tin tốt là...

Holiday blue sẽ hết, có thể là ngay trong kỳ nghỉ, nhưng cũng có thể là sau kỳ nghỉ.
Holiday blue sẽ hết, có thể là ngay trong kỳ nghỉ, nhưng cũng có thể là sau kỳ nghỉ.

Holiday blue sẽ không kéo dài mãi

Nó sẽ hết, có thể là ngay trong kỳ nghỉ, nhưng cũng có thể là sau kỳ nghỉ giống cảm giác winter blue vậy. "Buồn vào ngày lễ cũng không sao" - Wallin cho biết. "Tôi đã luôn bảo bệnh nhân rằng Giáng Sinh cũng chỉ giống như những ngày khác thôi, một ngày cũng chỉ có 24h. Họ nhận ra điều đó và đã có những suy nghĩ tích cực hơn".

Ngoài ra, số liệu từ CDC cũng cho thấy tỉ lệ trầm cảm dẫn đến tự tử vào dịp lễ cuối năm cũng đang giảm xuống. Dù thấy mệt mỏi vì phải tụ họp gia đình, nhưng sự có mặt của họ đã khiến khả năng tự sát giảm xuống thấp hơn.

Tuy nhiên theo Wallin, xu hướng đáng lo hơn là tỉ lệ tự sát vào mùa xuân lại ở mức cao - thường là nhất trong năm. Xu hướng này thường rơi vào những trường hợp mắc bệnh lý trầm cảm, rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực và gây ra các hành vi có hại đến tính mạng.

"Nếu thấy bản thân không thể gượng dậy nổi nhiều tuần sau kỳ nghỉ, bạn nên tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ tâm lý. Đó là dấu hiệu rất không tốt" - Rodino cho biết

Cập nhật: 25/12/2018 Theo helino
  • 451