Khai quật lò sưởi ma quái 2.100 tuổi, chuyên gia kinh hãi: Bí mật nằm ở mật thất bên trong!

  •  
  • 2.669

Theo các nhà khoa học, lò sưởi này được thiết kế rất đặc biệt mới có thể ấm nóng cả đêm như vậy.

Chiếc lò sưởi ma quái

Năm 1987, một số lượng lớn bảo vật quý hiếm từ thời nhà Đường được khai quật từ cung điện ngầm dưới chân chùa Pháp Môn tại huyện Phù Phong thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Ngoài số đồ gốm, đồ tạo tác bằng vàng, bạc được đặt trong cung điện, các nhà khảo cổ còn tìm thấy 2 chiếc lư hương kiêm lò sưởi hình cầu bằng bạc với thiết kế bên trong vô cùng đặc biệt. Một trong số chiếc lư hương có đường kính tới 128mm và nó đã được công nhận là lư hương bằng bạc lớn nhất còn sót lại ở Trung Quốc.

Sau đó nó được đưa tới phòng triển lãm của Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Trung Quốc và được đặt tên là "Lư hương Bị Trung". Chiếc lư hương kiêm lò sưởi này không chỉ là một bảo vật nghệ thuật mà nó còn là một phát minh độc đáo thể hiện được trí tuệ của người xưa.

Lư hương Bị Trung

Chiếc lư hương kiêm lò sưởi có thiết kế độc đáo.
Trong một lần khai quật, các nhà khảo cổ tình cờ tìm thấy những chiếc lư hương kiêm lò sưởi có thiết kế độc đáo. (Ảnh: Baidu)

Chiếc lư hương có niên đại từ cách đây 2.100 năm, tức là vào khoảng thời Tây Hán. Điểm đặc biệt của chiếc lư hương này là nó không chỉ có thể xông trầm mà còn được dùng như một lò sưởi ủ ấm trong chăn.

Vỏ của cái lò sưởi do 2 nửa bán cầu rỗng ghép lại mà thành. Ngoài vỏ được chạm nổi hoa văn mây, rồng, phượng… để thuận tiện dẫn nhiệt từ bên trong ra. Sau khi tách chúng ra có thể thấy thân lò cũng do một hình bán cầu đặc được gắn ở giữa.

Ngoài vỏ thân lò là 2 lớp vòng đồng tâm gắn bởi 3 trục quay vuông góc với nhau. Các trục này giúp cho các lớp vòng đồng tâm không bị chạm vào nhau và lớp thân lò bên trong có thể quay tự do dù theo hướng nào cũng luôn nằm ngang. Khi sử dụng, người ta cho than nóng hoặc trầm vào thân lò hình bán cầu. Do có thiết kế chống trọng lực nên dù đặt trong chăn thì than cũng không bị rơi ra ngoài và có thể giữ ấm tới cả đêm.

Phát hiện bất ngờ

Sau này khi các nhà khoa học nghiên cứu kỹ lưỡng chiếc lư hương kiêm lò sưởi này, họ phát hiện ra rằng nó được chế tạo hoàn toàn phù hợp với nguyên lý hoạt động của con quay hồi chuyển. Con quay hồi chuyển là một ứng dụng của vật lý học dựa trên nguyên lý bảo toàn momen động lượng.

Lò sưởi ma quái
Chiếc lò sưởi ma quái này được thiết kế tương tự với con quay hồi chuyển chống trọng lực. (Ảnh: Baidu)

Nó được thiết kế với 1 bánh xe hoặc đĩa quay với các trục quay tự do theo mọi hướng. Phương hướng này thay đổi nhiều hay ít tùy thuộc vào mô men xoắn bên ngoài hơn là liên quan đến con quay có vận tốc cao mà không cần mô men động lượng lớn. Vì mô men xoắn được tối thiểu hóa bởi việc gắn kết thiết bị trong các khớp vạn năng (như Gimbal), hướng của nó duy trì gần như cố định bất kể so với bất kỳ chuyển động nào của vật thể mà nó tựa lên.

Ứng dụng trong thực tế dễ nhận thấy của con quay hồi chuyển là la bàn. La bàn hiện đang được sử dụng với nhiều phương tiện như thuyền, máy bay, tên lửa…

Nhờ áp dụng nguyên lý này, những chiếc la bàn dù gặp sóng gió mạnh đến đâu, luồng gió phức tạp thế nào thì vẫn luôn hoạt động bình thường.

Nhà khoa học vĩ đại Leonardo Da Vinci là người đầu tiên đưa ra đề xuất thiết kế con quay hồi chuyển.

Mãi tới tận thế kỷ 16, nhà vật lý học Gerolamo Cardano mới chính thức chế tạo ra con quay hồi chuyển và từ đó nó được đưa vào sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới.


Từ chiếc lò sưởi này có thể thấy được trí tuệ của người xưa vô cùng uyên thâm. (Ảnh: Baidu)

Ghi chép sớm nhất về lư hương Bị Trung được tìm thấy là trong tác phẩm "Mỹ nhân phú" của văn sĩ Tư Mã Tương Như thời Tây Hán.

Còn trong cuốn "Tây kinh tạp kí" lại ghi rằng: "Nhưng người thợ khéo tay của Trường An đã chế ra một loại lư vừa có thể xông trầm lại vừa thay thế lò sưởi. Mục đích của họ là để vận chuyển chúng đi khắp nơi mà không bị hư hỏng bên trong".

Hơn nữa, theo trang Baike, lư hương Bị Trung được các nhà khảo cổ xác nhận có niên đại từ 2.100 năm trước đồng nghĩa rằng nó được ra đời sớm hơn con quay hồi chuyển tới 1.000 năm. Từ đây có thể thấy trí tuệ của người xưa thực sự rất thâm sâu khiến hậu thế phải ngã mũ bái phục.

Cập nhật: 11/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
  • 2.669