Marmarth, N.D - cuối tháng 7, nơi đây, những vách đá lởm chởm phân chia biên giới giữa miền bắc Dakota và Montana tựa như hình một chiếc cuốc đang lao xuống thung lung địa ngục. Những người tình nguyện đã bất chấp những con rắn chuông và bọ cạp để làm việc trong những đám bụi xoáy như thể họ đang bị sống trong tù đầy. Nhưng họ là những cỗ máy thời gian, du hành trở lại 65 triệu năm bằng cách khai quật các tảng đá. Và nếu may mắn, họ có thể gìn giữ những bộ xương mà họ tìm thấy.
Viện bảo tảng lịch sử tự nhiên quốc gia Smithsonian đã cung cấp bức ảnh khủng long ba sừng của nhà nhiếp ảnh charles R.Knight (1874-1954). Bức vẽ khủng long ba sừng của viện bảo tàng này đã được smithsonia đặt mua và hoàn thành năm 1901. (Ảnh: LiveScience) |
Các vách đá ở đây được biết đến như một vực thẳm địa ngục lại là một trong những vùng hóa thạch giàu có nhất thế giới. Những tảng đá đã tồn tại từ cuối thời kỳ của những con khủng long, đã bị nhiều dòng nước cuốn trôi về hướng Đông tới vùng biển nội địa và trải dài từ Canada đến vực biển Mexico.
Sau đó, vùng đất này đã không hoàn toàn dốc đứng và hẻm núi như ngày nay, nhưng những đầm lầy mầu mỡ, da nhái, răng cá đuối, gỗ hóa đá, mai rùa ở khắp mọi nơi; chứng tỏ hiện nay khu vực này có rất nhiều xương khủng long ba sừng, và khủng long mỏ vịt cũng giống khủng long hadrosaurs chiều dài con trưởng thành là 35 feet.
Cuộc khai quật của cá nhân
Marmarth là một trạm xe lửa cũ của thành phố nơi những con tàu chỉ tạm dừng. Vùng đất này thuộc sở hữu của gia đình Tyler Lyson, 23 tuổi, Sinh viên y học Yale, người sáng lập tổ chức nghiên cứu phi chính phủ Marmarth. Lyson bắt đầu công việc khai quật xương khủng long khi ông mới 12 tuổi.
Trong một đợt khai quật từ cuối tháng 6 đến giữa tháng 7, các nhà khảo cổ sinh vật học nghiệp dư và chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới đã mạo hiểm tới vùng hoang vu này.
Hàng tuần, có tới 12 hoặc nhiều hơn các nhà tình nguyện viên đến Marmath để tìm kiếm báu vật cổ xưa. Ban ngày, họ dành cho việc tìm kiếm các mẫu hóa thạch mới và đánh dấu những vùng tìm kiếm quan trọng bằng thiết bị dò GPS, hoặc đào xới những vị trí đã định bằng cuốc và xẻng cho đến lớp xương. Sau đó họ cạo kỹ càng lớp đất và cát khỏi những bộ xương bằng dao và chổi quét sơn nhỏ. Ban đêm dành cho việc lau chùi các mẫu hóa thạch tại phòng thí nghiệm bằng những dụng cụ của nha sĩ, máy phun luồng cát nhỏ và búa chèn.
Dùng dao cạo kỹ càng lớp đất và cát khỏi
những bộ xương
Nhiều mẫu hóa thạch có giá trị khoa học rất lớn, như bảo tồn dấu vết trên da của khủng long, giúp cho việc nghiên cứu nhiều hơn nữa. Dù những cuộc khai quật diễn ra trên vùng đất cá nhân, nhưng những người tham gia được phép của Cơ sở dữ lại những mẫu hóa thạch như quà kỷ niệm mà không cần đến giấy phép khai quật của Chính phủ và Liên bang.
Lou Mazzella, 30 tuổi, Giám đốc bách hóa cung cấp nghệ thuật ở New york, là người từng trải qua 3 đợt khai quật, đã mang về một số bộ phận của khủng long ba sừng. Và đã giúp việc tiềm kiếm rất nhiều mẫu khảo cổ trong mùa hè năm nay ở những vùng đất cằn cỗi này.
Sử dụng dụng cụ của nha sĩ để lau chùi các mẫu hóa thạch
Mazzella nói rằng “không có gì thú vị như khám phá được điều gì đó trong lần đầu tiên, nó là sự kích thích tìm kiếm những điều mới”.
Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ nghiệp dư và chuyên nghiệp
Trong khi các nhà khảo cổ sinh vật học chuyên nghiệp cảm thấy vui mừng về niềm say mê của nhà nghiệp dư, rất nhiều mối quan tâm cho rằng, những nhà nghiệp dư có thể tác động tới giá trị khoa học của các hóa thạch.
Walter joyce - chuyên gia sưu tập sinh vật cổ học thuộc viện bảo tàng lịch sử quốc gia Peabody tại Yale đã nói: "Những nhà khảo cổ nghiệp dư có thể vô tình làm hư hại những thứ tìm thấy, sai hoặc thiếu các văn bản về những mẫu vật đã tìm hoặc không cung cấp các mẫu khoa học để làm ví dụ tiêu biểu".
Đó là những điều khẳng định, khi họ bắt đầu tới Marmarth nghiên cứu. Joyce lại cho rằng: “tất cả các cuộc khai quật mà tôi biết, họ hoàn toàn chỉ là người không có kinh nghiệm, nhưng đã tận tâm để bảo quản những thứ mà họ đã tìm thấy. Họ đã đi tìm kiếm nhiều sự giúp đỡ từ các nhà khảo cổ chuyên nghiệp và sự tận tâm đó đã tạo ra tính chuyên nghiệp, giúp họ trở thành những nhà chuyên nghiệp cơ bản”.
Các nhà khảo cổ học đang lắp ghép và bảo quản xương khủng long
Ngọc Lan (dịch từ LivScience)